Trách nhiệm của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trong việc quản lý nợ phải trả
Trách nhiệm của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trong việc quản lý nợ phải trả được quy định tại Điều 10 Nghị định 206/2013/NĐ-CP quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
1. Ban hành và thực hiện Quy chế quản lý nợ của doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này, phân công và xác định rõ trách nhiệm trong việc theo dõi, thanh toán các khoản nợ phải trả; mở sổ theo dõi đầy đủ các khoản nợ phải trả gồm cả các khoản lãi phải trả; phân loại theo thời gian các khoản nợ phải trả (nợ chưa đến hạn thanh toán, nợ đến hạn thanh toán, nợ đã quá hạn thanh toán); phân loại theo tính chất khoản nợ (nợ dài hạn, nợ ngắn hạn, nợ vay ưu đãi, vay thương mại, vay nước ngoài, vay có bảo lãnh của Chính phủ...); theo dõi đầy đủ đối với các khoản cam kết bảo lãnh của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp phải đảm bảo hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không vượt quá 3 lần theo quy định của Chính phủ về quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Khi có nhu cầu huy động vốn vượt quy định để đầu tư các dự án quan trọng, doanh nghiệp phải xây dựng phương án cụ thể, xác định rõ kế hoạch trả nợ, cân đối dòng tiền trả nợ, báo cáo chủ sở hữu xem xét, quyết định trên cơ sở các dự án huy động vốn phải đảm bảo khả năng trả nợ và có hiệu quả. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về hiệu quả dự án và đảm bảo khả năng trả nợ, Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật.
3. Xây dựng kế hoạch trả nợ, cân đối dòng tiền đảm bảo nguồn trả nợ; Thanh toán các khoản nợ phải trả theo đúng thời hạn đã cam kết. Thường xuyên xem xét, đánh giá, phân tích khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, không để phát sinh các khoản nợ quá hạn. Các khoản nợ phải trả mà không có đối tượng để trả thì hạch toán vào thu nhập của doanh nghiệp.
4. Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty) Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp phải quản lý và điều hành doanh nghiệp bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ; có trách nhiệm phát hiện sớm tình hình khó khăn trong thanh toán nợ để có giải pháp khắc phục kịp thời không để phát sinh các khoản nợ quá hạn; nếu không xử lý kịp thời để phát sinh tình trạng nợ phải trả quá hạn không thanh toán trên 06 tháng, căn cứ vào hậu quả của việc không xử lý kịp thời, chủ sở hữu quyết định hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc; nếu không xử lý kịp thời dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ thì phải chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và trước pháp luật.
5. Doanh nghiệp chỉ được chi các quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng Viên chức quản lý doanh nghiệp cho các chức danh Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng và các cá nhân có liên quan đến khoản nợ sau khi thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả (tính theo thời hạn trả nợ ban đầu, không kể thời gian gia hạn trả nợ).
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trong việc quản lý nợ phải trả. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 206/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tải mẫu báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu?
- Từ 1/1/2025, nhà sản xuất có phải công khai mức tiêu thụ năng lượng của xe cơ giới không?
- Tải mẫu số 1 Nghị định 115 2020 NĐ CP mới nhất năm 2025?
- Giá dịch vụ phát điện là gì? Quy định về giá dịch vụ phát điện từ 01/02/2025?