Biện pháp đảm bảo an toàn đối với phòng có chứa phần tử gia nhiệt sinh hơi
Biện pháp đảm bảo an toàn đối với phòng có chứa phần tử gia nhiệt sinh hơi được quy định cụ thể tại Mục 2.10.4.4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng, theo đó:
a) Khi sử dụng nguồn SELV và nguồn PELV để bảo vệ thì việc bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp cho mọi thiết bị điện phải thực hiện bằng một trong hai biện pháp sau đây:
- Sử dụng rào chắn hoặc vỏ bọc có cấp bảo vệ thấp nhất là IPXXB hoặc IP2X;
- Sử dụng loại có cách điện chịu được điện áp thử nghiệm hiệu dụng 500 V xoay chiều trong 1 min;
b) Không được áp dụng biện pháp bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp bằng vật cản, bằng cách đặt ngoài phạm vi giới hạn thể tích trong tầm với;
c) Phải có bảo vệ bổ sung cho tất cả các mạch điện của phòng sinh hơi, trừ phần tử gia nhiệt sinh hơi hoặc máy đun nóng sinh hơi, bằng cách sử dụng một hoặc nhiều RCD, dòng điện tác động không lớn hơn 30 mA;
d) Không được sử dụng các biện pháp bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp bằng sàn, tường không dẫn điện và bằng vòng đẳng thế không nối đất.
Trên đây là tư vấn về biện pháp đảm bảo an toàn đối với phòng có chứa phần tử gia nhiệt sinh hơi. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?