Giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội bị vì bị người khác đe dọa, cưỡng bức?
Giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội bị vì bị người khác đe dọa, cưỡng bức?
Căn cứ theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
...
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
Theo đó, có thể thấy, phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức là một trong các tình tiết được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Cưỡng bức là dùng sức mạnh bắt phải làm; còn đe dọa là dọa nạt, làm cho sợ. Cưỡng bức và đe dọa khác nhau về mức độ, nhưng đều là người khác sợ hãi mà phải phạm tội. Khoa học luật hình sự coi trường hợp đe dọa là cưỡng bức về mặt tinh thần.
Vì vậy, đe dọa thực chất là một trường hợp của cưỡng bức, nhưng mức độ làm cho người khác sợ hãi ít hơn trường hợp bị cưỡng bức về vật chất ( cưỡng bức về thân thể )
- Cưỡng bức về thân thể là trường hợp một người bị bạo lực vật chất tác động ( bị trói, bị giam giữ, bị bịt miệng) khiến họ không hành động được theo ý muốn của mình mặc dù họ biết nếu làm như vậy sẽ gây thiệt hại đến người khác, người bị cưỡng bức về thân thể không phải chịu trách nhiệm hình sự vì họ không có lỗi.
Người có hành vi cưỡng bức sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm hình sự về tội phạm mà người bị cưỡng bức gây ra. Ví du một người mẹ không cho con bú để đứa con mới đẻ bị chết chỉ vì người mẹ này bị giam giữ không được tiếp xúc với con mình.
- Cưỡng bức về tinh thần là trường hợp một người bị đe dọa uy hiếp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản hoặc những lợi ích khác. Người bị cưỡng bức vì sợ bị thiệt hại nên đã hành động hoặc không hành động gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Nếu người bị cưỡng bức hoàn toàn bị tê liệt về ý chí, không còn cách nào khác, buộc phải hành động theo ý muốn của kẻ cưỡng bức thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ một tên tội phạm dùng súng uy hiếp một người mẹ phải bóp cổ cho đứa con chết để tránh sự truy tìm của nhà chức trách. Nếu sự cưỡng bức chưa tới mức làm cho người bị cưỡng bức tê liệt ý chí thì người bị cưỡng bức phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng được coi là phạm tội vì do người khác đe dọa, cưỡng bức.
- Trong trường hợp người bị cưỡng bức, theo pháp luật có nghĩa vụ phải bảo vệ tính mạng, sức khỏe của công dân thì sự cưỡng bức về tinh thần ở mức độ nào cũng không loại trừ trách nhiệm hình sự và hành vi phạm tội của họ cũng không được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
- Mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của tình tiết này phụ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của thủ đoạn đe dọa, cưỡng bức; thái độ của người bị đe dọa, bị cưỡng bức.
Giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội bị vì bị người khác đe dọa, cưỡng bức? (Hình từ Internet)
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?