Yêu cầu về bảo vệ chống bỏng do điện điện quy định thế nào?
Yêu cầu về bảo vệ chống bỏng do điện điện được quy định cụ thể tại Mục 2.5.4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng, theo đó:
2.5.4.1 Nhiệt độ của các bộ phận chạm tới được của thiết bị điện nằm trong tầm với của người không được đạt tới nhiệt độ có thể gây bỏng cho người và được quy định như sau:
a) Đối với phương tiện cầm tay để thao tác thì nhiệt độ bề mặt chạm tới được không được quá 55 oC nếu làm từ kim loại, và không được quá 65 oC nếu làm từ vật liệu phi kim loại;
b) Đối với các bộ phận của thiết bị không cầm tay và được thiết kế để chạm vào thì nhiệt độ bề mặt chạm tới được không được quá 70 oC nếu làm từ kim loại, và không được quá 80 oC nếu làm từ vật liệu phi kim loại;
c) Đối với các bộ phận của thiết bị không cần thiết phải chạm vào trong lúc vận hành bình thường thì nhiệt độ bề mặt chạm tới được không được quá 80 oC nếu làm từ kim loại và không được quá 90 oC nếu làm từ vật liệu phi kim loại.
2.5.4.2 Tất cả các bộ phận của hệ thống điện nhà có khả năng đạt tới nhiệt độ vượt quá các giới hạn nêu tại mục 2.5.4.1 đều phải được bảo vệ để tránh tiếp xúc ngẫu nhiên gây bỏng cho người.
Trên đây là tư vấn về yêu cầu về bảo vệ chống bỏng do điện điện. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?