Giao dịch có giá trị lớn bất thường, phức tạp trong hoạt động phòng, chống rửa tiền là các giao dịch nào?
Giao dịch có giá trị lớn bất thường, giao dịch phức tạp trong hoạt động phòng, chống rửa tiền là các giao dịch được quy định tại Điều 9 Nghị định 116/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống rửa tiền như sau:
Giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 16 Luật phòng, chống rửa tiền là các giao dịch sau:
1. Giao dịch có giá trị lớn bất thường là giao dịch rõ ràng không tương xứng với thu nhập hoặc không phù hợp với mức giá trị giao dịch thường xuyên của khách hàng với đối tượng báo cáo;
2. Giao dịch phức tạp là giao dịch được thực hiện thông qua phương thức không phù hợp với bản chất của giao dịch như: Giao dịch được thực hiện thông qua nhiều bên trung gian, nhiều tài khoản không cần thiết; giao dịch được thực hiện giữa nhiều tài khoản khác nhau của cùng một chủ tài khoản tại các khu vực địa lý khác nhau; bất kỳ giao dịch nào do đối tượng báo cáo nhận định không bình thường và cần có sự giám sát chặt chẽ.
- Ngoài ra, nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này còn được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 35/2013/TT-NHNN như sau:
1. Khi thực hiện giao dịch có giá trị lớn, đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo cho Cục Phòng, chống rửa tiền bằng văn bản theo mẫu biểu số 02 đính kèm Thông tư này hoặc bằng tệp dữ liệu điện tử theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
2. Trường hợp khách hàng nộp ngoại tệ tiền mặt có giá trị lớn để mua đồng Việt Nam hoặc nộp tiền mặt bằng đồng Việt Nam có giá trị lớn để mua ngoại tệ tiền mặt thì chỉ báo cáo giao dịch nộp tiền mặt.
3. Nội dung báo cáo giao dịch có giá trị lớn:
a) Thông tin về khách hàng:
- Đối với khách hàng là cá nhân: họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, quốc tịch (khách hàng có nhiều quốc tịch thì phải ghi đầy đủ các quốc tịch và các địa chỉ đăng ký cư trú tại các quốc gia mang quốc tịch), địa chỉ cư trú tại Việt Nam;
- Đối với khách hàng là tổ chức: tên tổ chức, địa chỉ, quốc gia, mã số thuế; trường hợp tổ chức không có mã số thuế thì bắt buộc phải có số giấy phép hoạt động hoặc quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký kinh doanh.
b) Thông tin về giao dịch:
- Đối với giao dịch có giá trị lớn bằng tiền mặt (đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ): ngày thực hiện giao dịch, số tài khoản (nếu có), loại giao dịch, mã số giao dịch (số tham chiếu duy nhất cho mỗi giao dịch), số tiền giao dịch, loại tiền giao dịch, số tiền được quy đổi sang đồng Việt Nam (theo tỷ giá loại giao dịch tương ứng tại thời điểm phát sinh giao dịch), lý do, mục đích giao dịch, tên, địa điểm nơi phát sinh giao dịch;
- Đối với giao dịch mua, bán vàng có giá trị lớn: ngày thực hiện giao dịch, loại giao dịch, mã số giao dịch (số tham chiếu duy nhất cho mỗi giao dịch), khối lượng (đơn vị: kilogram; liệt kê theo từng loại hàng hóa), giá trị từng giao dịch, tổng giá trị giao dịch trong ngày quy đổi sang đồng Việt Nam, lý do, mục đích giao dịch, tên, địa điểm nơi phát sinh giao dịch;
c) Thông tin khác được quy định cụ thể trong các mẫu biểu ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Đối tượng báo cáo phải rà soát, sàng lọc các giao dịch tiền mặt có giá trị lớn để kịp thời phát hiện giao dịch đáng ngờ.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các giao dịch có giá trị lớn bất thường, giao dịch phức tạp trong hoạt động phòng, chống rửa tiền. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 116/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?