Việc sử dụng thương hiệu của hãng hàng không được quy định thế nào?
Sử dụng thương hiệu của hãng hàng không được quy định tại Điều 26 Nghị định 30/2013/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung như sau:
1. Tên thương mại hoặc nhãn hiệu hoặc tên thương mại và nhãn hiệu của hãng hàng không phải được thể hiện trên biển hiệu, bên ngoài tàu bay sử dụng trong kinh doanh vận chuyển hàng không, kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại của hãng.
2. Hãng hàng không không được:
a) Sử dụng thương hiệu gây nhầm lẫn với hãng hàng không khác;
b) Sử dụng thương hiệu của hãng hàng không khác cho dịch vụ vận chuyển, dịch vụ hàng không chung của mình, trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 của Điều này;
c) Hãng hàng không không được sử dụng thương hiệu mà hãng hàng không khác từng sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày thương hiệu từng sử dụng đó bị chấm dứt sử dụng.
3. Hãng hàng không Việt Nam được phép sử dụng tàu bay gắn thương hiệu của hãng hàng không khác cho hoạt động khai thác vận chuyển hàng không, cung cấp dịch vụ hàng không chung trong các trường hợp sau:
a) Thuê tàu bay với tổng thời gian khai thác không quá 06 tháng trong khoảng thời gian 12 tháng liên tục;
b) Tàu bay dùng chung của nhóm công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
4. Hãng hàng không Việt Nam chỉ được phép sử dụng tàu bay gắn thương hiệu chung của liên minh hãng hàng không mà hãng hàng không đó là thành viên với điều kiện thương hiệu đó không phải là thương hiệu riêng của một hãng hàng không nào khác.
5. Việc sử dụng thương hiệu quy định tại Điểm a Khoản 3 của Điều này phải được Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận theo thủ tục chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay theo quy định của pháp luật.
6. Việc sử dụng thương hiệu quy định tại Điểm b Khoản 3 và Khoản 4 của Điều này phải được đăng ký với Cục Hàng không Việt Nam. Hãng hàng không gửi một (01) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ đề nghị đăng ký sử dụng thương hiệu bao gồm các tài liệu sau đây:
a) Bản chính văn bản đề nghị đăng ký theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục của Nghị định này;
b) Tài liệu chứng minh việc đáp ứng quy định tương ứng tại Điểm b Khoản 3 và Khoản 4 của Điều này;
c) Bản sao có chứng thực văn bản cho sử dụng thưong hiệu của chủ sở hữu thương hiệu.
7. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 6 của Điều này, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục của Nghị định này hoặc thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận cho hãng hàng không và nêu rõ lý do. Cục Hàng không Việt Nam hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký trong trường hợp việc sử dụng thương hiệu không còn đáp ứng có giá trị cho đến khi không còn đáp ứng quy định tương ứng tại Điểm c Khoản 3 và Khoản 4 của Điều này.
8. Hãng hàng không phải nộp lệ phí đăng ký theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về sử dụng thương hiệu của hãng hàng không. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 30/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?