Cơ quan tiếp nhận thông tin về tài sản chìm đắm trên đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam bao gồm những cơ quan nào?
Theo quy định hiện hành tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định 05/2017/NĐ-CP thì cơ quan tiếp nhận thông tin về tài sản chìm đắm, gồm:
a) Cảng vụ hàng hải tại khu vực đối với tài sản chìm đắm trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam;
b) Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc đơn vị quản lý đường thủy nội địa tại khu vực trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đường thủy nội địa đối với tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia;
c) Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc đơn vị quản lý đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải đối với tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa địa phương;
d) Cơ quan quân sự tại địa phương đối với tài sản chìm đắm thuộc lĩnh vực quốc phòng;
đ) Cơ quan công an tại địa phương đối với tài sản chìm đắm thuộc lĩnh vực an ninh.
Cơ quan tiếp nhận thông tin về tài sản chìm đắm trên đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam được quy định tại Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.
Trân trọng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?
- Giao thừa 2025 lúc mấy giờ? Giao thừa 2025 có bắn pháo hoa không?
- Ngày 2 tháng 2 năm 2025 là mùng mấy Tết 2025?