Người lao động phát bệnh tâm thần phân liệt tự ý bỏ việc phải xử lý thế nào?

Kính gửi luật sư, Công ty tôi có 1 nhân viên đang làm việc, có email xin quản lý cho nghỉ phép 2 ngày 3,4/11 nhưng sau đó không đi làm nữa và không liên lạc được. Đến ngày 7/12/2016 nhân viên này email đến phòng nhân sự báo là do mình bị hoảng loạn tinh thần nên nghỉ để điều trị bệnh, email có kèm theo theo toa thuốc do bác sĩ BV tâm thần trung ương 2 kê toa vào ngày 22/11/2016, toa thuốc nghi rõ "bệnh tâm thần phân liệt thể paranoid". Bây giờ công ty tôi muốn kết thúc hợp đồng lao động với nhân viên này có được không và phải làm thế nào? Rất mong được sự tư vấn của luật sư và các anh chị em có kinh nghiệm xử lý vấn đề này. Trân trọng cảm ơn!

Trường hợp của bạn được quy định khá cụ thể trong Bộ Luật lao động năm 2012

Tại khoản 1 Điều 39 Bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp "Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này".

Tuy nhiên, tại Điểm b khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động 2012 có quy định người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động trong trường hợp:" Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động".

Như vậy, nếu như người lao động đang bị bệnh và phải tạm thời nghỉ việc để điều trị thì công ty chưa thể đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động được. Tuy nhiên, nếu như thời gian điều trị đã quá lâu, vượt quá thời gian quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 nêu trên mà người lao động vẫn chưa hồi phục thì khi đó, công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động.

Người lao động
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Trả lương không đúng hạn cho người lao động bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty không trả giấy tờ cho người lao động nghỉ việc bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp phá sản sẽ ưu tiên thanh toán khoản nào cho người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm OT là gì? Tiền lương làm OT được tính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ phận QC là gì? Bộ phận QC có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
01 năm có bao nhiêu tuần bao nhiêu ngày? Được xin nghỉ phép tối đa bao nhiêu ngày trong 01 năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có nhiều vi phạm nhưng đang nghỉ ốm đau thì được áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động cùng một lúc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết giờ làm việc mùa đông 2024 tại một số tỉnh thành?
Hỏi đáp Pháp luật
Con từ 03 tuổi dưới 07 tuổi bị ốm, người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày trong một năm cho mỗi con?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/7/2025, con dưới 03 tuổi bị ốm, NLĐ được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày trong một năm cho mỗi con?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
Thư Viện Pháp Luật
783 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào