Nguyên tắc quản lý rủi ro các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh được quy định như thế nào?

Nguyên tắc quản lý rủi ro các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh được quy định như thế nào? Chào quý anh chị ban tư vấn Thư Ký Luật! Em đang có một thắc mắc pháp lý trong hoạt động bảo lãnh chính phủ mong được các anh chị hỗ trợ. Các anh chị cho em hỏi: Nguyên tắc quản lý rủi ro các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh được quy định như thế nào? Rất mong nhận được sự giải đáp của quý anh chị, em xin chân thành cám ơn!

Theo quy định hiện hành tại Điều 39 Nghị định 04/2017/NĐ-CP thì nguyên tắc quản lý rủi ro các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh được quy định như sau:

1. Khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh được Bộ Tài chính phân loại nợ định kỳ và tổng hợp vào bảng phân loại nợ thuộc chương trình quản lý rủi ro về nợ công theo tình trạng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Người được bảo lãnh:

a) Nhóm 1: Khoản vay, khoản phát hành trái phiếu đang được trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

b) Nhóm 2: Khoản vay, khoản phát hành trái phiếu phải vay Quỹ Tích lũy trả nợ từ 01 đến 03 kỳ trả nợ (lãi hoặc gốc hoặc cả gốc và lãi); hiện không còn dư nợ đối với Quỹ Tích lũy trả nợ.

c) Nhóm 3: Khoản vay, khoản phát hành trái phiếu phải vay Quỹ Tích lũy trả nợ từ 01 đến 03 kỳ trả nợ; hiện còn dư nợ trong hạn đối với Quỹ Tích lũy trả nợ.

d) Nhóm 4: Khoản vay, khoản phát hành trái phiếu phải vay Quỹ Tích lũy trả nợ trên 03 kỳ trả nợ; hiện đang có nợ quá hạn với Quỹ Tích lũy trả nợ.

đ) Nhóm 5: Khoản vay, khoản phát hành trái phiếu không có khả năng trả nợ cho Quỹ Tích lũy trả nợ hoặc khả năng thu hồi nợ cho Quỹ Tích lũy trả nợ thấp.

2. Người được bảo lãnh có các khoản nợ từ Nhóm 3 đến Nhóm 5 phải chịu sự giám sát tài chính của Bộ Tài chính đối với dòng tiền hàng tháng của doanh nghiệp để quản lý rủi ro thông qua Ngân hàng phục vụ.

Nguyên tắc quản lý rủi ro các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh được quy định tại Nghị định 04/2017/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ.

Trân trọng!

Trái phiếu
Hỏi đáp mới nhất về Trái phiếu
Hỏi đáp Pháp luật
Kỳ báo cáo của đại diện người sở hữu trái phiếu là khi nào theo Thông tư 76/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược mua trái phiếu được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành không được rút trước hạn từ ngày 20/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mua lại trái phiếu trước hạn có phải công bố thông tin không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trái phiếu xanh được huy động vốn để sử dụng cho dự án đầu tư nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu công bố thông tin về chào bán trái phiếu riêng lẻ tại thị trường trong nước năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tín dụng xanh là gì? Cơ quan nào phát hành trái phiếu xanh?
Hỏi đáp Pháp luật
Trái phiếu kèm chứng quyền là gì? Đối tượng nào được mua?
Hỏi đáp Pháp luật
Trái phiếu không kèm chứng quyền là gì? Đối tượng nào được mua?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp được kéo dài kỳ hạn của trái phiếu tối đa bao nhiêu năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trái phiếu
Thư Viện Pháp Luật
267 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trái phiếu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trái phiếu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào