Ai phải tham gia vào việc nhận biết giọng nói?
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm biện pháp điều tra nhận biết giọng nói. Thực tế đã chứng minh, ở mỗi vùng miền trong một quốc gia có cùng tiếng nói hoặc nhiều quốc gia sử dụng chung một tiếng nói thường có sự khác nhau về âm điệu rất rõ nét, nên việc nhận biết giọng nói chí ít cũng giúp cho công tác điều tra xác định được vùng, miền của đối tượng gây án.
Đi vào chi tiết giọng nói của từng người bao giờ cũng có những đặc điểm riêng biệt để phân biệt giọng nói của người này so với giọng nói của người khác. Vì vậy, việc bổ sung nhận biết giọng nói là một biện pháp điều tra được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 là cần thiết, nhằm đa dạng hóa các biện pháp điều tra, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm.
Khoản 2 Điều 191 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định những người sau đây phải tham gia vào việc nhận biết giọng nói:
1. Giám định viên về âm thanh;
2. Người được yêu cầu nhận biết giọng nói;
3. Người được đưa ra để nhận biết giọng nói, trừ trường hợp việc nhận biết giọng nói được thực hiện qua phương tiện ghi âm;
4. Người chứng kiến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm nộp báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động bị xử phạt bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trong hầm đường bộ 2025 bị phạt bao nhiêu tiền?
- Mẫu số 02c - Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu năm 2025?
- Đất xây dựng công trình xử lý nước thải tại khu vực đô thị và nông thôn có được miễn tiền thuê đất hay không?
- Cây ATM có hoạt động vào dịp tết Nguyên đán 2025 không?