Ai có thẩm quyền bảo vệ người tố giác tội phạm?

Ai có thẩm quyền bảo vệ người tố giác tội phạm?

Để người dân tin tưởng và yên tâm tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung các quy định về việc bảo vệ họ.

Những người được bảo vệ gồm: Người tố giác tội phạm; người làm chứng; bị hại; người thân thích của người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại (Điều 484)

 BLTTHS năm 2015 đã bổ sung Chương XXXIV quy định đầy đủ các nội dung liên quan đến việc bảo vệ trong tố tụng hình sự. Theo đó, Điều 485 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

Cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ: Cơ quan điều tra của Công an nhân dân; Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân.

Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ gồm:

– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra của Công an nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ thì đề nghị Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý vụ án hình sự ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ. Đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản.

Cơ quan điều tra VKSND tối cao, Cơ quan điều tra  VKSQS trung ương nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra thì báo cáo Viện trưởng VKSND tối cao, Viện trưởng VKSQS có văn bản đề nghị với Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra hình sự, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ./.

Tố giác tội phạm
Hỏi đáp mới nhất về Tố giác tội phạm
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn tố giác tội phạm chiếm đoạt tài sản mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn tố giác tội phạm bằng ứng dụng VNeID?
Hỏi đáp Pháp luật
Tố giác tội phạm ở đâu là đúng pháp luật? Ai có quyền tố giác tội phạm?
Hỏi đáp Pháp luật
Những nội dung nào sẽ được kiểm tra, xác minh khi có tố giác, tin báo về tội phạm sử dụng phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản?
Hỏi đáp pháp luật
Tố giác tội phạm qua thư điện tử?
Hỏi đáp pháp luật
Công dân có nghĩa vụ tố giác tội phạm
Hỏi đáp pháp luật
Tố giác tội phạm
Hỏi đáp pháp luật
Ai có nhiệm vụ giải quyết tố giác tội phạm
Hỏi đáp pháp luật
Ai có nhiệm vụ giải quyết tố giác tội phạm?
Hỏi đáp pháp luật
Làm sao bí mật tố giác tội phạm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tố giác tội phạm
Thư Viện Pháp Luật
282 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tố giác tội phạm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tố giác tội phạm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào