Đi xe của công ty có bị xử phạt là xe không chính chủ?
Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về vấn đề sang tên như sau:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.
Chủ phương tiện ở đây được hiểu theo Khoản 5 Điều 76 Nghị định 46/2016/NĐ-CP được xác định: Đối với phương tiện chưa làm thủ tục đăng ký xe hoặc đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản thì cá nhân, tổ chức đã mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện.
Trong trường hợp của bạn, bạn không thuộc đối tượng nêu trên. Bởi lẽ đối tượng nêu trên chỉ áp dụng khi bạn thực hiện mua, được cho, được tặng, được phân bổ hay điều chuyển. Còn bạn có thể do thực hiện công việc mà đi xe của công ty chứ không phải mua xe hay được tặng cho.
Do đó, bạn vẫn được điều khiển xe công ty mà không bị xử phạt về việc đi xe không chính chủ.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc xử phạt xe không chính chủ khi đi xe của công ty. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 46/2016/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo Nghị định 61 như thế nào?
- Từ ngày 01/01/2025, mắc bệnh nào thì không được lái xe hạng A1?
- Tổng hợp Mẫu Bản cam kết tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu 2024 dành cho Bí thư?
- Tra cứu danh sách công dân trúng tuyển nghĩa vụ quân sự 2025 ở đâu?
- Hướng dẫn cách cho điểm khám thị lực đi nghĩa vụ quân sự 2025?