Xử phạt hành vi vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ như thế nào?
Khoản 5 Điều 44 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định: "Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Nghị định này, người nộp thuế còn bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành."
Khoản 1 Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế như sau:
"Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của pháp luật bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận như sau:
Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu (trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này) hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây: Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
Như vậy, đối với hành vi vận chuyển hàng hóa trên đường không có hóa đơn thì sẽ bị xử lý theo quy định trên đồng thời sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
a) Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
d) Kinh doanh hàng hóa có nhãn, bao bì hàng hóa có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng hoặc thông tin khác sai sự thật, gây nhầm lẫn về chủ quyền quốc gia, truyền thống lịch sử hoặc phương hại đến bản sắc văn hóa, đạo đức lối sống, đoàn kết dân tộc và trật tự an toàn xã hội.
Theo như bạn trình bày, công ty bạn chở 1 thùng hàng không có hóa đơn, chứng từ. Theo quy định pháp luật, đối với trường hợp này không có thời gian để xuất trình hóa đơn, nếu tại thời điểm kiểm tra hàng hóa, hàng hóa của công ty bạn không có hóa đơn thì được xem là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ thì đơn vị của bạn sẽ bị xử phạt hành chính hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tùy từng giá trị lô hàng sẽ có mức xử phạt tương ứng và bị áp dụng biện pháp là tịch thu tang vật vi phạm.
Do đó, sau khi bị tịch thu hàng đơn vị bạn mới xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp lệ thì vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và không được trả lại hàng hóa bị tịch thu.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử phạt hành vi vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 109/2013/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?