Quy trình thực hiện tiêm thuốc khi thi hành án tử hình được quy định thế nào?
Quy trình thực hiện tiêm thuốc khi thi hành án tử hình được quy định tại Điều 8 Nghị định 82/2011/NĐ-CP và được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 47/2013/NĐ-CP quy định về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc như sau:
1. Trình tự thi hành án tử hình phải thực hiện đúng theo quy định các khoản 2, 3, 4 Điều 59 Luật Thi hành án hình sự và quy định của Nghị định này. Người bị đưa ra thi hành án tử hình được hưởng tiêu chuẩn ăn, uống bằng 5 lần tiêu chuẩn của ngày Lễ, Tết quy định đối với người bị tạm giam.
2. Thuốc đưa ra sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định.
3. Người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu.
4. Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau:
a) Chuẩn bị đủ 3 liều thuốc (trong đó có 2 liều dự phòng);
b) Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm: trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch;
c) Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo trình tự:
- Bước 1: Tiêm thuốc làm mất trí giác.
Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất trí giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất trí giác.
- Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.
- Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
d) Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng, tiếp tục thực hiện tiêm lần thứ hai.
Trường hợp đã tiêm hết hai liều thuốc mà người bị thi hành án vẫn chưa chết, thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án ra lệnh tiêm lần thứ ba.
5. Việc thực hiện các bước theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 4 Điều này có thể được tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp.
6. Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng.
7. Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.
8. Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết.
9. Việc giải quyết các thủ tục sau khi người bị thi hành án đã chết thực hiện theo quy định tại các điểm e, g, h, khoản 4 Điều 59 và Điều 60 Luật Thi hành án hình sự.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quy trình thực hiện tiêm thuốc khi thi hành án tử hình. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 82/2011/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?