Yêu cầu đối với dụng cụ cầm tay cơ học để đảm bảo an toàn xây dựng
Yêu cầu đối với dụng cụ cầm tay cơ học để đảm bảo an toàn xây dựng được quy định cụ thể tại Mục 2.5.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2014/BXD về An toàn trong xây dựng, theo đó, dụng cụ cầm tay cơ học cần phải tuân thủ những yêu cầu sau:
1 Cán gỗ, cán tre của các dụng cụ cầm tay làm bằng các loại tre, gỗ phải đảm bảo cứng, dẻo, không bị nứt, nẻ, mọt, mục; phải nhẵn và nêm chắc chắn.
2 Chìa vặn (cờ lê) phải lựa chọn theo đúng kích thước của mũ ốc. Miệng chìa vặn không được nghiêng choãi ra, phải đảm bảo tim trục của chìa vặn thẳng góc với tim dọc của mũ ốc. Không được vặn mũ ốc bằng các chìa vặn có kích thước lớn hơn mũ ốc bằng cách đệm miếng thép và giữa cạnh của mũ ốc vào miệng chìa vặn. Không được nối dài chìa vặn bằng các chìa vặn khác hoặc bằng các đoạn ống thép (trừ các chìa vặn lắp ghép đặc biệt).
3 Khi đục phá kim loại hoặc bê tông bằng các dụng cụ cầm tay, người lao động phải đeo kính phòng hộ. Tại nơi làm việc chật hẹp và đông người phải có tấm chắn bảo vệ.
Trên đây là tư vấn về yêu cầu chung về dụng cụ cầm tay cơ học để đảm bảo an toàn xây dựng. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2014/BXD về An toàn trong xây dựng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 13 1 2025 âm lịch là ngày bao nhiêu dương? Ngày 13 1 2025 âm lịch là thứ mấy?
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?