Quy định của pháp luật về tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở
Đối với tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở, nhà làm luật chỉ quy định một trường hợp phạm tội và đó cũng là cấu thành cơ bản của tội phạm. Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.
Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng, thì có thể được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ; nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến hai năm tù. Nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự thì có thể cho người phạm tội được hưởng án treo.
Đối với nguwofi phạm tội này, nhà làm luật quy định biện pháp cưỡng chế hành chính ngay trong điều luật là một hình phạt bổ sung nhưng không mang tính chất là một loại hình phạt, đó là: nhà ở, công trình xây dựng trái phép có thể bị dỡ bỏ, trưng mua hoặc tịch thu. Tuy nhiên, do điều luật chỉ quy định “ có thể ” nên khi xét xử, nếu thấy cần thiết phải dỡ bỏ, trưng mua hoặc tịch thu thì trong bản án Tòa án phải tuyên bố rõ là có dỡ bỏ, trưng mua hoặc tịch thu nhà ở, công trình xây dựng trái phép đó
Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội:
Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu
đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?