Căn cứ để bồi thường khi gây thương tích cho người khác?

Bạn đọc có số điện thoại 0934110xxx gọi đến đường dây nóng của Văn phòng TVPL Báo Lao Động phản ánh: Do có tranh chấp lối đi, bạn bị hàng xóm đánh gây thương tích, có giấy chứng nhận của bệnh viện. Hành vi gây thương tích đó có bị xử phạt không? Bạn có được bồi thường hay không?

Hành vi gây thương tích cho bạn sẽ bị xử lý. Tùy theo mức độ thương tích gây ra mà có thể bị xử lý hình sự hay hành chính.  Nếu tỉ lệ thương tật từ 11% trở lên thì người gây ra thương tích cho người khác sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo điều 104 Bộ luật hình sự 1999. Ngay cả trường hợp thương tích dưới 11 % cũng có thể bị khởi tố nếu thuộc các trường hợp: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Có tổ chức; g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Trong trường hợp tỉ lệ thương tật của bạn dưới 11% hoặc không thuộc các trường hợp nêu trên thì người gây ra thương tích chỉ bị xử lý vi phạm hành chính. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc trưởng công an xã  hoặc Chủ tịch UBND cấp xã.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1, điều 105 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003, bạn có thể đề nghị cơ quan điều tra công an khởi tố vụ án. Xin lưu ý, việc xác định tỷ lệ thương tật của người bị hại để làm cở sở truy cứu trách nhiệm hình sự phải do cơ quan có thẩm quyền giám định tư pháp tiến hành trên cơ sở đề nghị của cơ quan tiến hành tố tụng. Ngoài ra, theo quy định tại điều 609 Bộ luật Dân sự 2005, bạn đọc có quyền khởi kiện yêu cầu người gây thương tích cho bạn bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm gồm: a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Trường hợp bạn đã báo sự việc đến cơ quan công an nhưng chưa được xử lý, bạn có thể khiếu nại đến thủ trưởng của cơ quan công an đó hoặc cấp trên của cơ quan công an đó để được giải quyết.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào