Thu thập, xử lý thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ của cơ quan thuế được quy định như thế nào?
Thu thập, xử lý thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ của cơ quan thuế được quy định tại Điều 8 Thông tư 204/2015/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế như sau:
1. Thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ thuế bao gồm:
a) Thông tin từ các hồ sơ khai thuế, hồ sơ hải quan; các Báo cáo tài chính, Báo cáo niêm yết; các Báo cáo của người nộp thuế;...theo quy định của pháp luật thuế và pháp luật có liên quan;
b) Thông tin về tình hình chấp hành pháp luật về thuế trong việc: Đăng ký thuế; kê khai thuế, nộp thuế; nợ thuế; miễn, giảm thuế; kê khai hoàn thuế, hoàn thuế; kiểm tra, thanh tra thuế; tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế; thông tin từ kết quả kiểm tra, thanh tra; xử lý nợ thuế; các thông tin, các văn bản phạt vi phạm hành chính về pháp luật thuế; nợ thuế và các biện pháp khác của cơ quan thuế từng thời kỳ;
c) Thông tin từ các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan tổ chức có liên quan về đầu tư; xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; đăng ký và thực tế sử dụng lao động; thông tin về giao dịch liên kết; thông tin về giao dịch qua ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng khác; thông tin vi phạm pháp luật hải quan; vi phạm trong lĩnh vực kế toán, thống kê, tài chính doanh nghiệp, vi phạm pháp luật kinh tế, dân sự, hình sự;
d) Thông tin thu thập từ mua tin, trao đổi thông tin trong nước, ngoài nước, thông tin chính thức từ các cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các văn bản ký kết giữa Việt Nam và các nước liên quan đến lĩnh vực thuế, hải quan để sử dụng trong công tác thuế;
e) Các nguồn thông tin có liên quan khác.
2. Tổng cục Thuế tổ chức thu thập thông tin xây dựng “Hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế” phục vụ quản lý rủi ro, bao gồm:
a) Thu thập thông tin từ người nộp thuế:
- Thông tin về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế;
- Thông tin về nhân thân các thành viên sáng lập và người đại diện pháp luật của doanh nghiệp;
- Thông tin về các hồ sơ khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế, tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế;
- Thông tin về các bên liên kết và các giao dịch liên kết;
- Thông tin về việc chấp hành pháp luật thuế, chấp hành pháp luật khác.
b) Phối hợp trao đổi thông tin:
- Kết nối, quản lý hệ thống thông tin về người nộp thuế;
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính và các cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ, ngành liên quan trong việc trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý thuế tại Điều 10, Điều 11 Thông tư này;
- Phối hợp trao đổi thông tin với cơ quan thuế các nước và các vùng lãnh thổ, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan ở nước ngoài theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
- Tổng hợp, phân tích thông tin trên các báo, đài, truyền hình, cổng thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân và thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng khác;
- Thiết lập đường dây nóng qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, điện thoại, thư điện tử (e-mail) để tiếp nhận các thông tin về người nộp thuế liên quan đến hành vi gian lận về thuế và các hành vi khác vi phạm pháp luật thuế.
c) Thu thập thông tin trên cơ sở hoạt động nghiệp vụ:
- Thu thập, xác minh thông tin, tài liệu theo các chuyên đề nghiệp vụ;
- Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác theo quy định của pháp luật để thu thập thông tin liên quan đến hoạt động của người nộp thuế;
- Mua tin theo chế độ quy định;
- Tiếp nhận thông tin của người nộp thuế cung cấp theo quy định của pháp luật.
d) Thông tin từ bên thứ ba có liên quan như Hiệp hội ngành nghề kinh doanh, các đối tác kinh doanh trong và ngoài nước của người nộp thuế.
đ) Thông tin từ đơn thư tố cáo trốn thuế, gian lận thuế sau khi đã có kết luận giải quyết cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền và được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu.
e) Thông tin, dữ liệu từ các tổ chức, cá nhân hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực cung cấp thông tin.
g) Các nguồn chính thức khác theo quy định của pháp luật (Bao gồm cả thông tin được phép mua theo quy định của pháp luật).
3. Tổng cục Thuế xây dựng, quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu thuế, áp dụng các hình thức dưới đây để xử lý thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ cơ quan Thuế:
a) Quản lý, ứng dụng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ thuế để xử lý thông tin, dữ liệu, phân tích, đánh giá rủi ro đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ thuế theo nội dung tại Điều 9 Thông tư này;
b) Khai thác, sử dụng thông tin trên hệ thống thông tin nghiệp vụ, hệ thống thông tin, dữ liệu ở trong, ngoài ngành Thuế và các nguồn thông tin khác có liên quan, kết hợp với kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn để phân tích, đánh giá rủi ro, tạo ra và cung cấp các sản phẩm thông tin nghiệp vụ theo các yêu cầu cụ thể trong quản lý thuế.
Trên đây là quy định về Thu thập, xử lý thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ của cơ quan thuế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 204/2015/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?