Phạm tội dưới 14 tuổi xử lý thế nào?
Căn cứ theo Bộ luật hình sự 1999, tuổi chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) là từ 14 trở lên. Người dưới 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm về hành vi mà họ gây ra.
Trong trường hợp này, Sỹ có dấu hiệu của tội Hiếp dâm trẻ em. Tuy nhiên do Sỹ chưa đủ 14 tuổi nên không bị truy cứu TNHS về hành vi đã thực hiện mà bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Với trường hợp này, gia đình Mai có quyền yêu cầu Sỹ và gia đình anh ta phải bồi thường thiệt hại. Cụ thể như sau:
Về chủ thể bồi thường
Theo các quy định của pháp luật dân sự và Nghị quyết quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân thì do Sỹ dưới 14 tuổi và là bị đơn dân sự nên cha mẹ của người này phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bé Mai (nếu cha mẹ vẫn còn sống). Trường hợp tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà Sỹ có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.
Về giá trị thiệt hại phải bồi thường
Thiệt hại mà bố mẹ Sỹ phải bồi thường cho Mai được tính theo quy định. Bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút; chi phí hợp lý cho việc chăm sóc bé Mai trong thời gian điều trị và khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà bé Mai phải gánh chịu.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Như vậy, theo các quy định này thì bố mẹ của bé Mai có thể thực hiện các công việc như sau để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bé: Một là, theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự 2003 (BLTTHS) thì trong vòng không quá 2 tháng kể từ ngày nhận được đơn tố cáo của công dân, cơ quan cảnh sát điều tra (CQCSĐT) phải có trả lời bằng văn bản về việc có dấu hiệu của tội phạm hay không.
Nếu từ khi gửi đơn tố cáo đến nay đã quá thời hạn trên mà CQCSĐT vẫn chưa đưa ra kết luận, thì gia đình bé Mai có quyền khiếu nại về việc chậm chễ giải quyết tố cáo theo quy định tại BLTTHS về khiếu nại trong tố tụng hình sự.
Hai là, theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 1 năm kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm. Như vậy, từ khi xảy ra vụ việc đến nay đã gần 1 năm nếu Sỹ chưa được áp dụng biện pháp này thì gia đình bé Mai cần có đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng với người gây ra sự việc.
Ba là, đối với các yêu cầu về bồi thường thiệt hại: Song song với việc thực hiện các công việc trên, gia đình bé Mai có quyền gặp gỡ, trao đổi với gia đình Sỹ về việc bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp hai gia đình không thương lượng được, gia đình bé Mai có quyền gửi đơn khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền để yêu cầu gia đình Sỹ bồi thường thiệt hại.
Để yêu cầu bồi thường được giải quyết thỏa đáng, gia đình bé Mai cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ về việc điều trị, đi lại, chăm sóc cho bé như phân tích ở trên để cung cấp cho tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc.
Ngoài ra, gia đình bé Mai cần lưu ý thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm kể từ ngày xảy ra hành vi xâm hại tình dục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?