Hoạt động của các công trình trong lãnh hải Việt Nam được quy định như thế nào?
Hoạt động của các công trình trong lãnh hải Việt Nam được quy định tại Điều 13 Nghị định 146/2013/NĐ-CP công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam như sau:
1. Mọi hoạt động khảo sát, thăm dò, đầu tư xây dựng, thiết lập công trình trong lãnh hải Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nhưng không được ảnh hưởng đến an toàn hàng hải trên tuyến hàng hải và luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân trước khi tiến hành hoạt động khảo sát, thăm dò, xây dựng công trình, thiết lập vành đai an toàn của công trình hoặc các hoạt động khác trên tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải.
Thủ tục xin phép thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Bộ Giao thông vận tải 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:
- Văn bản đề nghị tiến hành hoạt động khảo sát, thăm dò, xây dựng công trình, thiết lập vành đai an toàn của công trình hoặc các hoạt động khác trên tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam;
- Bản sao văn bản, tài liệu, giấy tờ chứng minh sự cần thiết tiến hành hoạt động khảo sát, thăm dò, xây dựng công trình, thiết lập vành đai an toàn của công trình hoặc các hoạt động khác trên tuyến hàng hải trong lãnh hải Việt Nam;
- Bản sao ý kiến của các cơ quan, tổ chức liên quan (nếu có).
b) Chậm nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ quy định tại Điểm a Khoản này, Bộ Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận và gửi cho người đề nghị thông qua hệ thống bưu chính hoặc chủ đầu tư đến nhận trực tiếp tại Bộ Giao thông vận tải; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
3. Các công trình lắp đặt, xây dựng trong lãnh hải Việt Nam phải có phạm vi an toàn ít nhất là 500 m tính từ mép ngoài cùng của công trình. Trong phạm vi 02 hải lý tính từ mép ngoài cùng của công trình, các tàu thuyền không có nhiệm vụ không được thả neo.
4. Khi hết hạn sử dụng, thiết bị, công trình trong lãnh hải Việt Nam phải được tháo dỡ. Chủ đầu tư của các thiết bị, công trình trên biển chưa kịp tháo dỡ vì lý do kỹ thuật hoặc bất khả kháng phải thông báo Cảng vụ Hàng hải khu vực biết về vị trí, kích thước, hình dạng, độ sâu và phải lắp đặt các tín hiệu, báo hiệu hàng hải theo quy định.
5. Chủ đầu tư của công trình phải tiến hành các biện pháp bảo vệ công trình của mình, thông báo Cảng vụ Hàng hải khu vực biết để cảnh báo cho các tàu thuyền hoạt động gần khu vực biết.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hoạt động của các công trình trong lãnh hải Việt Nam. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 146/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?