Quyền tài sản của người thôi quốc tịch theo quy định hiện hành
Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản. Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Điều 175 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ. Như vậy, quyền sở hữu tài sản của công dân Việt Nam luôn được pháp luật bảo vệ, dù họ ở trong hay ngoài nước.
Hơn nữa, công dân Việt Nam sau khi thôi quốc tịch Việt Nam thì được coi là người nước ngoài gốc Việt Nam. Theo quy định tại Điều 664 Bộ luật Dân sự 2015, quan hệ sở hữu tài sản của đối tượng này được điều chỉnh theo pháp luật của nước nơi có tài sản. Như vậy, đối với tài sản ở Việt Nam của người nước ngoài gốc Việt Nam, các quan hệ về sở hữu được điều chỉnh theo pháp luật Việt Nam.
Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành không có điều nào quy định hậu quả pháp lý của việc thôi quốc tịch Việt Nam là sự mất quyền sở hữu đối với tài sản ở Việt Nam, kể cả đối với bất động sản. Như vậy về nguyên tắc, người nước ngoài gốc Việt Nam không bị mất quyền sở hữu đối với tài sản ở Việt Nam.
Để đảm bảo tối đa hoá quyền và lợi ích của mình, bạn có thể giao tài sản của mình cho một người đáng tin cậy hoặc người thân quản lý.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền tài sản của người thôi quốc tịch theo quy định hiện hành. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quyền tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại Hà Nội?
- Đề thi cuối học kì 1 Lịch sử 12 có đáp án năm học 2024 - 2025?
- Sẽ mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm lừa đảo trên không gian mạng?
- Mức thưởng Tết 2025 cho người lao động căn cứ theo những yếu tố nào?
- Tổng hợp nhạc Giáng Sinh Tiếng Anh hay nhất 2024?