Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 6 Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
1. Người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới.
2. Đối với quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân ra quyết định cưỡng chế căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân để phân công cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế. Việc phân công cơ quan chủ trì phải trên nguyên tắc vụ việc thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan nào thì giao cơ quan đó chủ trì; trường hợp vụ việc liên quan đến nhiều cơ quan thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quyết định giao cho một cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế.
3. Các tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế hoặc cơ quan được giao chủ trì tổ chức cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện quyết định cưỡng chế.
Trên đây là quy định về Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định Nghị định 166/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tỷ giá Yên Nhật VND tháng 11/2024 là bao nhiêu? Nguyên tắc ấn định tỷ giá mua bán giao ngay (spot) của đồng Việt Nam với các tỷ giá Yên Nhật là gì?
- Chính thức Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 Nhà nước của cán bộ công chức viên chức, người lao động từ ngày nào đến ngày nào?
- 1 ha đất bằng bao nhiêu m2? Người sử dụng đất có các nghĩa vụ chung nào?
- Kịch bản Lễ kết nạp hội viên Cựu chiến binh Việt Nam ngắn gọn 2024?
- Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (02/12/1964 - 02/12/2024)?