Nơi sinh ảnh hưởng thế nào đến quốc tịch của trẻ?

Tôi có chồng là người Australia. Nếu tôi về Việt Nam sinh con thì cháu bé có được mang hai quốc tịch không? Con tôi có bắt buộc phải có kèm tên tiếng Việt nếu được mang hai quốc tịch? Kiều Trang

Theo quy định tại Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014), Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.

Khoản 2 Điều 16 quy định về quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam như sau:

- Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con.

- Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.

Khoản 1 Điều 36 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về thủ tục đăng ký khai sinh, trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con.

Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân.

Như vậy, chị sinh con tại Việt Nam thì chỉ được lựa chọn một quốc tịch. Trường hợp vợ chồng chị chọn quốc tịch Australia cho con thì văn bản thỏa thuận chọn quốc tịch cho con phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Australia.

Văn bản thỏa thuận chọn quốc tịch cho con được lập theo thỏa thuận của anh chị (tự soạn thảo, sử dụng dịch vụ pháp lý của tổ chức hành nghề luật sư hoặc soạn thảo tại cơ quan có thẩm quyền xác nhận...) và phải được xác nhận tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Autrailia.

Về tên gọi

Theo điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh. Trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán.

Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền đối với họ, tên như sau:

- Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó

- Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận

- Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Anh chị chỉ nên đặt tên con theo tiếng nước ngoài nếu vợ chồng thỏa thuận chọn quốc tịch nước ngoài. Trường hợp chọn quốc tịch Việt Nam cho con thì đặt tên con bằng tiếng Việt để phù hợp với tập quán.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
194 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào