Chuyển nguồn đối với số dư dự toán tại đơn vị sử dụng ngân sách năm 2016 sang năm 2017

Chuyển nguồn đối với số dư dự toán tại đơn vị sử dụng ngân sách năm 2016 sang năm 2017 được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Tôi rất quan tâm tới các hoạt đông ngân sách nhà nước và cũng liên quan tới công việc của tôi nên mong các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giùm tôi. Tôi xin cảm ơn! Hoàng Yến, địa chỉ mail hoangyen****@gmail.com.

Chuyển nguồn đối với số dư dự toán tại đơn vị sử dụng ngân sách năm 2016 sang năm 2017 được hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư 319/2016/TT-BTC quy định việc xử lý chuyển nguồn ngân sách nhà nước năm 2016 sang năm 2017 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Theo đó, đến hết ngày 31 tháng 01 năm 2017, số dư dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách, dự án (gọi là số dư dự toán) không được chi tiếp và bị hủy bỏ, trừ các trường hợp:

1. Số dư dự toán các trường hợp được chuyển sang năm sau chi tiếp theo chế độ quy định (cơ quan có thẩm quyền không phải xét chuyển), gồm:

a) Kinh phí hoạt động thường xuyên của các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính; kinh phí đảm bảo hoạt động của Kho bạc Nhà nước từ nguồn thu hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Quyết định số 54/2013/QĐ-TTg ngày 19 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; kinh phí giao tự chủ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước từ nguồn thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 29/2009/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ; kinh phí được trích để lại từ nguồn thu phí, lệ phí chưa chi của các tổ chức thu phí, lệ phí theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ;

b) Kinh phí giao tự chủ của các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; kinh phí bảo đảm hoạt động của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định số 13/2016/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ;

c) Kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ trong thời gian thực hiện chương trình, dự án, đề tài được cấp có thẩm quyền giao hoặc hợp đồng ký kết với chủ nhiệm chương trình;

d) Kinh phí thực hiện cải cách tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các khoản tính theo tiền lương cơ sở; kinh phí khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, kinh phí khám chữa bệnh cho người nghèo và kinh phí bảo trợ xã hội được tiếp tục sử dụng theo chế độ quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành;

đ) Kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu được cấp có thẩm quyền giao bổ sung trong năm 2016.

2. Số dư dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản, vốn trái phiếu Chính phủ, gồm:

a) Vốn đầu tư các dự án được cấp có thẩm quyền giao bổ sung sau ngày 30 tháng 6 năm 2016 thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công và Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.

b) Vốn đầu tư các dự án đặc thù được Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2017.

3. Số dư dự toán kinh phí ngân sách của các trường hợp được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho chi tiếp vào năm 2017.

a) Đối tượng được xét chuyển, gồm:

- Các khoản dự toán được cấp có thẩm quyền giao bổ sung sau ngày 30 tháng 6 năm 2016 (không bao gồm các khoản bổ sung do các đơn vị dự toán cấp trên điều chỉnh dự toán đã giao của các đơn vị dự toán trực thuộc); trừ các khoản kinh phí cơ quan có thẩm quyền không phải xét chuyển nêu tại điểm a khoản 1 Điều này.

- Kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, phòng trừ dịch bệnh;

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chế độ yêu cầu chỉ được thanh toán đủ khi có kết quả nghiệm thu sản phẩm và thanh lý hợp đồng;

- Chi mua sắm, sửa chữa trang thiết bị đã đầy đủ hồ sơ, hợp đồng ký trước ngày 31 tháng 12 năm 2016;

- Chi mua tăng, mua bù hàng dự trữ quốc gia;

- Vốn đối ứng (kinh phí thường xuyên) các dự án ODA, viện trợ không hoàn lại;

- Kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;

- Các trường hợp cần thiết khác.

b) Về thẩm quyền xét chuyển nguồn:

- Đối với ngân sách trung ương, căn cứ đề nghị của các Bộ, cơ quan trung ương, Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc thủ trưởng cơ quan tài chính được ủy quyền xem xét, quyết định đối với ngân sách các cấp ở địa phương.

4. Các khoản vốn viện trợ không hoàn lại đã xác định được nhiệm vụ chi cụ thể thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về chuyển nguồn đối với số dư dự toán tại đơn vị sử dụng ngân sách năm 2016 sang năm 2017, được quy định tại Thông tư 319/2016/TT-BTC. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
256 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào