-
Doanh nghiệp
-
Doanh nghiệp nhà nước
-
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
-
Doanh nghiệp cổ phần hóa
-
Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước
-
Công ty cổ phần
-
Thuế thu nhập doanh nghiệp
-
Thành lập doanh nghiệp
-
Thành lập công ty
-
Công ty tnhh
-
Doanh nghiệp tư nhân
-
Công ty hợp danh
-
Hợp tác xã
-
Hộ kinh doanh
-
Giải thể doanh nghiệp
-
Chi nhánh
-
Văn phòng đại diện
-
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
Liên doanh
-
Tổng công ty
-
Phá sản doanh nghiệp
-
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
-
Địa điểm kinh doanh
-
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
-
Doanh nghiệp bảo hiểm

Thực hiện công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước được yêu cầu như thế nào?
Yêu cầu thực hiện công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Điều 4 Nghị định 81/2015/NĐ-CP về công bố thông tin của doanh nghiệp Nhà nước như sau:
1. Việc công bố thông tin của các doanh nghiệp nhà nước nhằm bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch về hoạt động của doanh nghiệp, bảo đảm tính hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động quản lý và giám sát của cơ quan nhà nước và của xã hội đối với doanh nghiệp nhà nước.
2. Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp luật. Việc công bố thông tin do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện. Doanh nghiệp, trực tiếp là người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền, chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, trung thực và chính xác của thông tin được công bố.
3. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều hơn một (01) người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp thực hiện thông báo với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời công khai trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp về người đại diện theo pháp luật thực hiện công bố thông tin theo Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
4. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện công bố thông tin thông qua người được ủy quyền công bố thông tin, doanh nghiệp phải gửi thông báo ủy quyền thực hiện công bố thông tin tới cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Phụ lục II kèm theo Nghị định này. Người được ủy quyền công bố thông tin phải là người có thẩm quyền ký, đóng dấu theo quy định nội bộ của doanh nghiệp.
5. Trường hợp các thông tin được công bố có sự sai lệch, chưa chính xác, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền công bố thông tin phải xác nhận và điều chỉnh thông tin thay đổi hoặc đính chính thông tin đó trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ kể từ khi nhận được thông tin đó hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Trường hợp có sự thay đổi nội dung thông tin đã công bố, doanh nghiệp phải có văn bản báo cáo giải trình với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về yêu cầu thực hiện công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 81/2015/NĐ-CP.
Trân trọng!

- Có được xét nâng bậc lương với người lao động, công chức, viên chức nghỉ thai sản? Điều kiện thời gian nâng bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh như thế nào?
- Doanh nghiệp có bắt buộc phải ban hành nội quy lao động không? Thủ tục đăng kí nội quy lao động như thế nào?
- Mẫu Đơn xin miễn sinh hoạt Đảng tạm thời năm 2023? Đảng viên được xin miễn sinh hoạt Đảng tạm thời khi nào?
- Đã đăng ký tạm trú chỗ khác có cần khai báo tạm vắng không?
- Người lao động được nghỉ bù trong trường hợp nào?