Thiết bị lạnh bảo quản các đơn vị máu và chế phẩm máu được quy định như thế nào?
Thiết bị lạnh bảo quản các đơn vị máu và chế phẩm máu được quy định tại Điều 19 Thông tư 26/2013/TT- BYT hướng dẫn hoạt động truyền máu như sau:
1. Yêu cầu chung về thiết bị lạnh bảo quản đơn vị máu và chế phẩm máu
a) Phòng đặt thiết bị lạnh bảo quản máu phải được bảo đảm có điện áp ổn định và thông khí tốt;
b) Thiết bị lạnh có đủ khoảng trống trong khoang bảo quản để bảo đảm lưu thông dòng khí, dễ kiểm tra và quan sát;
c) Nhiệt độ đồng đều ở mọi vị trí bên trong khoang bảo quản;
d) Thiết bị lạnh phải có hệ thống theo dõi nhiệt độ đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có khả năng giám sát nhiệt độ đồng thời bằng hai phương pháp độc lập, liên tục và lưu lại được thông số theo thời gian thực tế bằng hệ thống ghi nhiệt độ tự động hoặc ghi thủ công ít nhất 4 giờ một lần;
- Hệ thống giám sát nhiệt độ của thiết bị lạnh phải hoạt động được trong trường hợp mất điện nguồn;
- Có hệ thống cảnh báo nhiệt độ bất thường bằng âm thanh, ánh sáng.
đ) Thiết bị lạnh bảo quản đơn vị máu, chế phẩm máu không được dùng để bảo quản các thuốc thử, sinh phẩm xét nghiệm, thực phẩm;
e) Có chỗ bảo quản riêng, có nhãn phân biệt cho từng loại máu, chế phẩm máu, như sau:
- Loại đã xét nghiệm an toàn sẵn sàng cấp phát;
- Loại chưa xét nghiệm;
- Loại đã xét nghiệm và có kết quả bất thường.
2. Yêu cầu đối với tủ lạnh bảo quản đơn vị máu, chế phẩm máu
a) Nhiệt độ bên trong khoang bảo quản luôn từ 2oC đến 6oC;
b) Bảo đảm sự đồng đều nhiệt của khoang bảo quản bằng thông gió cưỡng bức với quạt thông gió;
c) Cho phép quan sát được các túi máu lưu trữ bên trong khoang bảo quản, mà không cần mở cánh tủ.
3. Yêu cầu đối với quầy đông lạnh bảo quản đơn vị máu, chế phẩm máu
a) Nhiệt độ bên trong khoang bảo quản luôn có nhiệt độ từ âm 18oC (-18oC) trở xuống tuỳ theo yêu cầu bảo quản của loại chế phẩm máu và quy trình được phê duyệt;
b) Có khả năng định kỳ tự phá đông dàn lạnh hoặc phải định kỳ phá đông thủ công đá bám dính dàn lạnh.
4. Yêu cầu đối với máy lắc và tủ bảo quản tiểu cầu
a) Nhiệt độ bên trong khoang bảo quản luôn từ 20oC đến 24oC;
b) Bảo đảm sự đồng đều nhiệt độ trong tủ bằng thông gió cưỡng bức với quạt thông gió;
c) Quan sát được các túi tiểu cầu lưu trữ bên trong khoang bảo quản, mà không cần mở cánh tủ;
d) Máy lắc theo chiều ngang;
đ) Có hệ thống báo động khi máy lắc dừng hoạt động hoặc có những bất thường.
Trên đây là quy định về Thiết bị lạnh bảo quản các đơn vị máu và chế phẩm máu. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 26/2013/TT- BYT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?