Có được tính thời gian công tác trong quân đội vào thời gian đóng BHXH không?
Căn cứ Khoản 5 Điều 29 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH quy định như sau:
Quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15 tháng 12 năm 1993 sau đó chuyển sang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được cộng nối thời gian công tác trong Quân đội, Công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:
a) Trường hợp người lao động làm việc tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, rồi mới nghỉ hưu thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện theo Khoản 1 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; trường hợp có thời gian gián đoạn mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội sau cùng không đủ số tháng theo quy định thì lấy thêm số tháng của thời gian liền kề gần nhất trước đó cho đủ số tháng để tính bình quân tiền lương tháng; trong đó, các tháng đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 được điều chỉnh theo Khoản 5 Điều 23 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP; trường hợp chưa đủ số năm quy định thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội; trường hợp chỉ chứng minh được cấp bậc quân hàm hoặc mức lương cuối cùng trước khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc thì áp dụng thời gian giữ cấp bậc quân hàm theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân hoặc thời gian giữ bậc lương theo quy định của Nhà nước để xác định diễn biến tiền lương của những năm cuối làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp một lần.
b) Trường hợp người lao động làm việc tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vừa thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định rồi mới nghỉ hưu thì cách tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Thông tư này
Theo quy định trên, trường hợp quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15/12/1993 sau đó chuyển sang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội để tính thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội.
Đối chiếu quy định trên vào trường hợp của bạn, bạn nhập ngũ ngày 2/10/1974, phục viên ngày 1/8/1988 (trước ngày 15/12/1993), sau đó làm việc tại cơ quan nhà nước có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Như vậy thời gian bạn công tác trong quân đội được tính vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để tính hưởng lương hưu.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về tính thời gian công tác trong quân đội vào thời gian đóng BHXH. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?