Hưởng trợ cấp thôi việc hay được tính vào thời gian đóng BHXH?

Từ năm 1983 sau khi ra trường tôi đi dạy ở Thông Nông, tỉnh Cao Bằng. Năm 1990 tôi có hồ sơ chuyển vùng vào nam: Đến nơi bị sốt rét, đau ốm lâu dài không đi dạy được hồ sơ quá hạn. Tháng 9.1995 tôi đi dạy hợp đồng với trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (Xuân Phú, huyện Eakar, tỉnh Đắk lắk) liên tục 6 năm dạy học ở huyện EaKar chưa được nghi bảo hiểm xã hội. Tháng 9.2002 tôi có quết định chuyển đi công tác tại huyện Krông- Năng tỉnh Đắk- Lắk từ đó tôi được nghi bảo hiểm xã hội cho đến nay. Tôi xin hỏi cấp lãnh đạo về việc xem xét lại. Thời gian tôi công tác ở Cao Bằng từ tháng 9.1983 đến tháng 9.1990 là 7 năm dạy chính thức trong biên chế nhà nước. Tôi chưa được hưởng chế độ nào cả, trợ cấp một lần chưa nhận vậy có được cộng vào bảo hiểm xã hội không? Tháng 9.1996 đến tháng 9.2002 dạy hợp đồng với Phòng giáo dục huyện EaKar, Đắk Lắk. Đi dạy liên tục 6 năm có hưởng lương và đóng bảo hiểm xã hội. Trong sổ gốc BHXH huyện Eakar có ghi cho tôi một năm từ tháng 1.1999 đến tháng 12.1999. Còn năm năm không ghi. Đến tháng 4.2017 tuổi đời tôi đủ 55 tuổi là nghỉ hưu mà không được nhận sổ hưu. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi phải làm thế nào, để tôi được hưởng chế độ 7 năm công tác tại tỉnh Cao Bằng và 5 năm công tác ở Eakar vào sổ BHXH để tôi được nhận sổ hưu. Tôi xin chân thành cảm ơn. Lương Thị Mến

Thứ nhất, việc hưởng chế độ 7 năm công tác tại tỉnh Cao Bằng Do trong khoảng thời gian này chị không đóng bảo hiểm xã hội nên không có căn cứ tính bảo hiểm xã hội cho chị. Trong trường hợp này căn cứ theo Điều 48 Bộ luật lao động 2012 thì chị chỉ hưởng trợ cấp thôi việc trong khoảng thời gian đó mà thôi.

“Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”

Thứ hai, chế độ 5 năm công tác tại ở Eakar Tháng 9.1996 đến tháng 9.2002 chị dạy hợp đồng với Phòng giáo dục huyện EaKar, Đắk Lắk mà Phòng giáo dục là cơ quan sự nghiệp công lập, căn cứ vào Điều 2 Luật Viên chức 2012 quy định:

“Điều 2. Viên chức Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Như vậy khi chị ký kết hợp đồng lao động với Phòng giáo dục thì chị sẽ là viên chức. Căn cứ theo Điều 3 Điều 4 Nghị định 12/CP :

“Điều 3.Các đối tượng sau đây phải áp dụng các chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại Điều lệ này: … Công chức, viên chức Nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp; người làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện; …

Điều 4. Người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Người lao động có đóng bảo hiểm xã hội được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp sổ bảo hiểm xã hội, có quyền được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại Điều lệ này. Quyền hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động có thể bị đình chỉ, cắt giảm hoặc huỷ bỏ khi người lao động vi phạm pháp luật.”

Như vậy, chị thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội và người sử dụng lao động (Phòng giáo dục huyện EaKar) có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho chị.

Do đó trong thời gian 5 năm này nếu chị có đóng bảo hiểm xã hội mà không được ghi trong sổ bảo hiểm thì chị có thể tìm những căn cứ chứng minh cho việc mình đã đóng bảo hiểm xã hội nộp lên cơ quan bảo hiểm xã hội để họ có cơ sở giúp chị cộng dồn để hưởng lương hưu.

Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội
Hỏi đáp mới nhất về Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội
Hỏi đáp pháp luật
Sai sót thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH.
Hỏi đáp pháp luật
Có được cộng thời gian đóng BHXH tự nguyện và bắt buộc vào để tính hưởng chế độ thai sản?
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian đóng BHXH đã được tính hưởng BHXH một lần thì có được tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH?
Hỏi đáp pháp luật
Thời gian đi lao động ở nước ngoài có được cộng nối vào thời gian đóng BHXH bắt buộc không?
Hỏi đáp pháp luật
Hưởng trợ cấp thôi việc hay được tính vào thời gian đóng BHXH?
Hỏi đáp pháp luật
Bảo lưu thời gian đóng BHXH khi chưa đủ tuổi nghỉ hưu được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Mức bình quân tiền lương với đối tượng có thời gian đóng BHXH theo hai chế độ tiền lương
Hỏi đáp pháp luật
Cộng dồn thời gian đóng BHXH khi tiếp tục kí HĐLĐ tại công ty thứ hai
Hỏi đáp pháp luật
Có được tính thời gian công tác trong quân đội vào thời gian đóng BHXH không?
Hỏi đáp pháp luật
Tính thời gian đóng BHXH của Phó Chỉ huy trưởng quân sự xã
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội
Thư Viện Pháp Luật
352 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào