Lập ID tham gia hệ thống đa cấp thì có phạm tội không?
Tội phạm theo Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 1999 là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Căn cứ Điều 2 Bộ luật hình sự 1999 quy định cơ sở của trách nhiệm hình sự được xác định:
Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, hành vi của bạn xem xét có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không phụ thuộc vào việc hành vi đó có được quy định trong Bộ luật hình sự 1999.
Bán hàng đa cấp là hành vi kinh doanh nhằm giới thiệu sản phẩm của công ty mình đến với người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Bản chất bán hàng đa cấp là hình thức kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, hình thức này đang có nhiều biến tướng tại Việt Nam và gây ra nhiều thiệt hại cho xã hội.
Căn cứ Điều 19 Nghị định 42/2014/NĐ-CP quy định người tham gia bán hàng đa cấp phải đảm bảo các điều kiện sau:
-Có năng lực hành vi dân sự;
-Không rơi vào các trường hợp:
+ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc có tiền án về các tội sản xuất, buôn bán hàng giả, quảng cáo gian dối, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng, các tội về lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản.
+ Người nước ngoài không có Giấy phép lao động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Người tham gia bán hàng đa cấp bị cấm theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2014/NĐ-CP:
a) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải trả một khoản tiền nhất định, nộp tiền đặt cọc hoặc phải mua một lượng hàng hóa nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
b) Cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính chất, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp;
c) Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị khách hàng, hội thảo giới thiệu sản phẩm, đào tạo mà không được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản;
d) Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội để yêu cầu người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Trong trường hợp này, bạn có hành vi lập ID cho một thành viên đã tham gia hệ thống bán hàng trước đó dưới sự ủy quyền của các thành viên này. Những thành viên này cũng có gửi tiền cho bạn để lập tài khoản. Điều này được chứng minh qua giấy chuyển tiền tại ngân hàng.
Nếu chỉ có hành vi như trên thì chưa đủ căn cứ để cấu thành tội phạm của bất kỳ tội nào. Bạn cần đưa ra thêm thông tin với trường hợp của bạn để xác định có cấu thành tội phạm hay không.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý khi lập ID tham gia hệ thống đa cấp. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật hình sự 1999 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch 2024 bắt đầu ngày mấy dương?
- Thẻ trợ giúp viên pháp lý được cấp lại trong trường hợp nào?
- Người được miễn đào tạo nghề luật sư là ai?
- Bảng lương của Thống kê viên trung cấp hiện nay là bao nhiêu?
- Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì? Có ký hiệu là gì?