Việc phối hợp giữa Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam trong giao dịch chứng khoán phái sinh được quy định như thế nào?
Phối hợp giữa Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam trong giao dịch chứng khoán phái sinh được quy định tại Điều 29 Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh như sau:
Trong phạm vi hoạt động của mình, Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam phối hợp thực hiện:
1. Hướng dẫn các nội dung về chứng khoán phái sinh niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
2. Cấp mã số định danh cho nhà đầu tư, mã giao dịch, mã ISIN cho chứng khoán phái sinh.
3. Phối hợp xử lý trong trường hợp công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại bị đình chỉ, chấm dứt tư cách thành viên giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán hoặc bị đình chỉ, chấm dứt tư cách thành viên bù trừ tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.
4. Thiết lập, quản lý giới hạn vị thế.
5. Xác định các loại giá thanh toán.
6. Chia sẻ thông tin và thực hiện công tác giám sát.
7. Các hoạt động khác khi cần thiết.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về phối hợp giữa Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam trong giao dịch chứng khoán phái sinh. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 42/2015/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?