Thẩm quyền thanh tra doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành luật pháp và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Điều 30 Nghị định 49/2014/NĐ-CP thì thẩm quyền thanh tra doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành luật pháp và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định như sau:
1. Thanh tra Chính phủ thanh tra việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cấp 1 do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và các doanh nghiệp cấp 2.
2. Thanh tra Bộ quản lý ngành:
a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cấp 1 do Bộ trưởng quyết định thành lập hoặc được chuyển đổi từ các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ hoặc được giao cho Bộ quản lý và các doanh nghiệp cấp 2.
Đối với các doanh nghiệp cấp 1 do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập mà Bộ quản lý ngành được giao là cấp trên trực tiếp của Hội đồng thành viên, thì Thanh tra Bộ tiến hành thanh tra sau khi đã báo cáo và thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ;
b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ đối với các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thanh tra.
3. Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Thanh tra tỉnh) thanh tra việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp cấp 1 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc được chuyển đổi từ các doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các doanh nghiệp cấp 2; thanh tra việc chấp hành pháp luật đối với các doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Nghị định này khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao. Trường hợp Thanh tra tỉnh không đáp ứng các yêu cầu cần thiết để tiến hành thanh tra thì có trách nhiệm báo cáo Thanh tra Chính phủ để xem xét, xử lý.
4. Thanh tra sở thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của sở đối với doanh nghiệp cấp 1 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc được chuyển đổi từ các doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; việc chấp hành pháp luật chuyên ngành của các doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Nghị định này khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
Thẩm quyền thanh tra doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành luật pháp và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định tại Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?