Xử lý các khoản nợ và xác định giá trị doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được quy định như thế nào?
Xử lý các khoản nợ và xác định giá trị doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được quy định tại Điều 11 Nghị định 128/2014/NĐ-CP về bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước như sau:
1. Doanh nghiệp được bán hoặc có bộ phận được bán có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận, thu hồi các khoản nợ phải thu đến hạn trước khi bán; huy động các nguồn để thanh toán các khoản nợ đến hạn trả hoặc thỏa thuận với các chủ nợ để xử lý trước khi bán.
2. Đối với các khoản nợ phải thu còn lại và nợ phải trả thì tùy theo điều kiện mua bán có kế thừa nợ hoặc không kế thừa nợ để xử lý theo nguyên tắc sau:
a) Trường hợp người mua cam kết kế thừa nợ và được các chủ nợ đồng ý chuyển giao nợ cho bên mua, người mua có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ phải trả và thu hồi các khoản nợ phải thu theo cam kết; việc cam kết kế thừa các khoản nợ phải thu, phải trả phải được ghi trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp và thông báo bằng văn bản đến chủ nợ, người mắc nợ doanh nghiệp và các bên liên quan;
b) Trường hợp người mua không cam kết kế thừa nợ hoặc các chủ nợ không đồng ý chuyển giao nợ cho bên mua, doanh nghiệp được bán có trách nhiệm xử lý các khoản nợ này theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng. Trường hợp các khoản nợ chưa được xử lý hết theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng thì được xử lý theo quy định về xử lý các khoản nợ theo quy định về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần trước khi xác định giá trị doanh nghiệp.
3. Đối với các khoản đã trả trước cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ như: Tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền mua hàng, tiền công thì phải đối chiếu với hợp đồng và khối lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp để tính vào giá trị doanh nghiệp.
4. Việc xác định và điều chỉnh giá trị doanh nghiệp được áp dụng theo những nguyên tắc quy định về xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa tại Nghị định về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp có trách nhiệm thẩm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp. Trường hợp kết quả xác định giá trị doanh nghiệp không bảo đảm đúng quy định của Nhà nước thì cơ quan có thẩm quyền quyết định bán doanh nghiệp có thể từ chối không thanh toán phí dịch vụ tư vấn định giá; nếu gây thiệt hại cho Nhà nước và doanh nghiệp thì tổ chức tư vấn định giá phải bồi thường.
5. Đối với doanh nghiệp không cổ phần hóa được phải chuyển sang phương thức bán, thì được kế thừa kết quả xác định giá trị doanh nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong quá trình cổ phần hóa. Bộ Tài chính hướng dẫn về thời hạn được kế thừa kết quả xác định giá trị doanh nghiệp và việc điều chỉnh kết quả xác định giá trị doanh nghiệp khi thị trường có sự thay đổi về giá các tài sản có liên quan.
Trên đây là quy định về Xử lý các khoản nợ và xác định giá trị doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 128/2014/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?