Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trường hợp gây cố tật nhẹ cho nạn nhân
Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân (điểm b khoản 1 Điều 104)
Cố tật là một tật trên cơ thể người không bao giờ chữa khỏi. Cố tật nhẹ là tật không chữa khỏi, nhưng tỷ lệ thương tích chỉ dưới 11%.
Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ quy định gây cố tật nhẹ, trong khi đó thực tiễn xét xử có nhiều trường hợp người bị hại bị cố tật nặng, thậm chí rất nặng như bị mù cả hai mắt, cụt cả hai tay, hai chân, bị liệt toàn thân, bị bỏng nặng với diện 80% và độ 2-3... Các trường hợp quy định tại các khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 104 chỉ quy định tỷ lệ thương tật dưới mức quy định mà gây cố tật nhẹ thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều khoản tương ứng của Bộ luật hình sự. Cách quy định này tuy thuận tiện cho việc áp dụng Điều 104 đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, nhưng sẽ không phù hợp với một số trường hợp thực tế xảy ra.
Ví dụ: một người bị đánh mù một mắt, phải khoét mổ con mắt với tỷ lệ thương tật là 45%. Nếu chỉ căn cứ vào tỷ lệ thương tật thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 104, nhưng bị khoét bỏ một con mắt thì không thể coi là cố tật nhẹ được.
Để tránh tình trạng đánh giá khác nhau về mức độ cố tật, điểm b khoản 1 Điều 104 chỉ nên quy định: "gây cố tật" mà không cần phải quy định "gây cố tật nhẹ".
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?