Hội đồng vòng sơ khảo đề tài tham gia xét Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học được quy định như thế nào?

Bạn đọc Tú Anh, địa chỉ mail tuanh_nguyen****@gmail.com hỏi: Hội đồng vòng sơ khảo đề tài tham gia xét Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Em hiện đang là sinh viên tại một trường đại học trong thành phố. Em rất thích và cũng mong muốn thực hiện một Đề tài nghiên cứu khoa học Sinh viên. Em có nghiên cứu về vấn đề này nhưng còn một số điều chưa rõ nêu trên. Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp em. Em xin cảm ơn. Trân trọng!

Hội đồng vòng sơ khảo đề tài tham gia xét Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học được hướng dẫn tại Điều 13 Quy chế xét tặng Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” ban hành kèm theo Thông tư 18/2016/TT-BGDĐT, theo đó:

1. Hội đồng vòng sơ khảo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.

2. Thành viên hội đồng:

a) Hội đồng có 07 hoặc 09 thành viên và không thuộc cơ sở giáo dục đại học có đề tài tham gia xét Giải thưởng. Trường hợp đặc biệt, hội đồng có 11 thành viên.

b) Thành viên hội đồng là các chuyên gia có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và am hiểu sâu về lĩnh vực khoa học và công nghệ của đề tài. Người hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài tham gia xét Giải thưởng không tham gia hội đồng.

c) Mỗi đề tài có 02 ủy viên phản biện.

3. Hồ sơ phục vụ phiên họp hội đồng:

Thư ký hành chính của hội đồng có trách nhiệm chuẩn bị và gửi tài liệu tới tất cả thành viên hội đồng tối thiểu là 05 ngày trước phiên họp hội đồng. Hồ sơ phục vụ phiên họp hội đồng gồm:

a) Quyết định thành lập hội đồng kèm theo danh mục đề tài;

b) Các báo cáo tổng kết đề tài;

c) Mẫu phiếu đánh giá đề tài (Mẫu 7 - Phụ lục);

d) Phiếu nhận xét phản biện đề tài (Mẫu 6 - Phụ lục);

4. Nguyên tắc làm việc của hội đồng:

a) Hội đồng chỉ họp khi có mặt ít nhất 2/3 số thành viên và mỗi đề tài có ít nhất 01 ủy viên phản biện, ủy viên phản biện nếu vắng mặt phải có bản nhận xét gửi tới hội đồng.

b) Chủ tịch hội đồng trực tiếp chủ trì phiên họp hội đồng.

c) Thư ký khoa học ghi chép ý kiến chuyên môn của các thành viên và kết luận của hội đồng trong biên bản họp hội đồng và các văn bản liên quan của hội đồng.

5. Trách nhiệm của thành viên hội đồng

a) Gửi ý kiến nhận xét bằng văn bản đối với các đề tài được phân công phản biện tới thư ký khoa học của hội đồng tối thiểu 01 ngày trước phiên họp hội đồng.

b) Đánh giá một cách trung thực, khách quan và công bằng; chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả đánh giá của mình và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của hội đồng. Các thành viên hội đồng và thư ký hành chính của hội đồng có trách nhiệm giữ bí mật về các thông tin liên quan đến quá trình đánh giá và xét giải.

c) Nghiên cứu, phân tích từng nội dung trong báo cáo tổng kết đề tài; nhận xét, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu và đánh giá chung từng đề tài theo yêu cầu tại biểu mẫu quy định; viết nhận xét - đánh giá và luận giải cho việc đánh giá đề tài.

6. Trình tự, nội dung làm việc của hội đồng

a) Thư ký khoa học đọc quyết định thành lập hội đồng, giới thiệu thành phần hội đồng và các đại biểu tham dự.

b) Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo tham dự phiên họp hội đồng nêu các yêu cầu, nội dung chủ yếu về việc đánh giá và xét giải vòng sơ khảo.

c) Các ủy viên phản biện, ủy viên hội đồng trình bày nhận xét đánh giá từng đề tài và so sánh giữa các đề tài với nhau theo tiêu chí đánh giá đề tài quy định tại khoản 1 Điều 14 của Quy chế này.

d) Thư ký khoa học đọc ý kiến nhận xét bằng văn bản của thành viên vắng mặt (nếu có) để hội đồng xem xét, tham khảo; thông báo danh mục đề tài đã được triển khai ứng dụng trong thực tiễn hoặc có công bố khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước (không kèm theo minh chứng).

đ) Hội đồng thảo luận, đánh giá từng đề tài theo các tiêu chí đánh giá quy định.

e) Hội đồng bầu ban kiểm phiếu gồm 03 người là ủy viên của hội đồng, trong đó có trưởng ban kiểm phiếu và 02 thành viên.

g) Hội đồng cho điểm độc lập từng đề tài vào phiếu đánh giá (phiếu có đóng dấu treo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được phát tại phiên họp hội đồng).

h) Thư ký khoa học giúp ban kiểm phiếu tổng hợp kết quả bỏ phiếu đánh giá đề tài của các thành viên hội đồng (Mẫu 8 - Phụ lục).

i) Hội đồng công bố công khai kết quả đánh giá từng đề tài và thông qua biên bản họp hội đồng (Mẫu 9 - Phụ lục).

k) Thư ký khoa học thu lại báo cáo tổng kết của các đề tài được chọn vào vòng chung khảo và hoàn thiện biên bản họp hội đồng.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về Hội đồng vòng sơ khảo đề tài tham gia xét Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học, được quy định tại Quy chế xét tặng Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” ban hành kèm theo Thông tư 18/2016/TT-BGDĐT. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng! 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào