Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân liệt sĩ
Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 quy định về thân nhân liệt sỹ như sau:
Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ" bao gồm:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ;
b) Vợ hoặc chồng;
c) Với;
d) Người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ
Căn cứ vào quy định này thì thân nhân liệt sỹ được Nhà nước cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ” bao gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ; Vợ hoặc chồng; Con; Người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ.
Căn cứ vào quy định này thì nếu như về mặt pháp luật bạn được công nhận là con của liệt sỹ thì vẫn được công nhận là thân nhân của liệt sỹ, không phụ thuộc vào việc bạn có cùng hộ với bố bạn (liệt sỹ).
Tại Khoản 8 Điều 1 Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định về các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ bao gồm:
+ Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử;
+ Trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo các mức thân nhân của một liệt sĩ, thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, con liệt sĩ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng liệt sĩ cô đơn không nơi nương tựa, con liệt sĩ mồ côi cả cha mẹ quy định tại điểm này thì được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng;
+ Khi báo tử, liệt sĩ không còn thân nhân thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng "Tổ quốc ghi công" được hưởng khoản trợ cấp tiền tuất một lần như đối với thân nhân liệt sĩ;
+ Liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người được giao thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp mỗi năm một lần;
+ Thân nhân liệt sĩ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; vợ hoặc chồng; con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần.
Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con mà người con đó là liệt sĩ hoặc cha đẻ, mẹ đẻ có hai con là liệt sĩ trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;
+Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước; khi chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp.
Như vậy, trong trường hợp của bạn. Nếu như bạn có căn cứ chứng minh mình là con của liệt sỹ, bạn có thể căn cứ vào giấy khai sinh hoặc nếu như không có giấy khai sinh bạn có thể làm thủ tục xác nhận cha con tại theo quy định của Luật hộ tịch thì bạn sẽ thuộc đối tượng được hưởng bảo hiểm ý tế, do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014. Mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do ngân sách nhà nước đóng.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm y tế đối với thân nhân liệt sĩ. Bạn nên tham khảo chi tiết Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?