Bảo quản tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được quy định như thế nào?

Bảo quản tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có một thắc mắc kính mong nhận được sự tư vấn của Ban biên tập. Bảo quản tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Linh Châu (chau****@gmail.com)

Bảo quản tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được quy định tại Điều 17 Nghị định 29/2014/NĐ-CP về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước như sau:

1. Đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm bảo quản tài sản trong thời gian chờ xử lý, trừ các tài sản được quy định tại Khoản 2 Điều này.

Trường hợp đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này không có kho bãi để bảo quản tài sản hoặc tài sản là máy móc, thiết bị đã cố định, khó tháo dỡ thì được ủy quyền hoặc ký hợp đồng thuê với cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, kho tàng để bảo quản. Việc ủy quyền hoặc thuê bảo quản tài sản phải được lập thành hợp đồng theo quy định của pháp luật.

2. Các tài sản sau đây thì phải chuyển giao cho các cơ quan quản lý chuyên ngành để bảo quản:

a) Tài sản là vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật được chuyển giao cho cơ quan quản lý văn hóa;

b) Tài sản là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, trang thiết bị đặc chủng và các tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh được chuyển giao cho đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;

c) Tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý được chuyển giao cho Kho bạc Nhà nước;

d) Tài sản là lâm sản quý hiếm không được sử dụng vào mục đích thương mại được chuyển giao cho cơ quan Dự trữ Nhà nước hoặc cơ quan Kiểm lâm. Trong trường hợp lâm sản là động vật rừng bị thương, ốm, yếu cần cứu hộ thì chuyển cho Trung tâm cứu hộ động vật hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất để cứu chữa trước khi chuyển giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan công bố danh sách cụ thể các cơ quan quản lý chuyên ngành quy định tại Khoản này.

3. Việc bàn giao tài sản cho các cơ quan quản lý chuyên ngành quy định tại Khoản 2 Điều này để bảo quản phải lập thành biên bản có xác nhận của bên giao, bên nhận và bên chứng kiến (cơ quan tài chính cùng cấp). Bộ Tài chính quy định nội dung, biểu mẫu, danh mục hồ sơ kèm theo Biên bản bàn giao.

4. Các cơ quan quản lý chuyên ngành quy định tại Khoản 2 Điều này có trách nhiệm tiếp nhận tài sản chuyển giao, thực hiện việc bảo quản tài sản theo đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Điều 3 Thông tư 159/2014/TT-BTC quy định Bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu như sau: 

1. Việc bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.

2. Việc bảo quản các tài sản quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP được thực hiện như sau:

a) Tài sản là vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật chuyển giao cho Bảo tàng nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Bảo tàng nhà nước cấp tỉnh) nơi có tang vật, phương tiện để bảo quản;

b) Tài sản là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, trang thiết bị đặc chủng và tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh do người có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ra quyết định tịch thu, cơ quan ra quyết định tịch thu có trách nhiệm bảo quản tài sản.

Tài sản là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, trang thiết bị đặc chủng và tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh do người có thẩm quyền thuộc các cơ quan khác ra quyết định tịch thu được chuyển giao cho Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Công an cấp tỉnh nơi có tang vật, phương tiện để bảo quản;

c) Tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý chuyển giao cho Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh (đối với tài sản do người có thẩm quyền thuộc cơ quan trung ương và cấp tỉnh quyết định tịch thu) hoặc Kho bạc Nhà nước cấp huyện (đối với tài sản do người có thẩm quyền thuộc cơ quan cấp huyện, cấp xã quyết định tịch thu) để bảo quản.

Cơ quan trung ương được quy định tại Thông tư này bao gồm cả cơ quan trung ương đóng trên địa bàn cấp tỉnh, huyện, xã;

d) Tài sản là bộ phận (mẫu vật) của động vật rừng quý hiếm thuộc nhóm IB chuyển giao cho cơ quan Dự trữ nhà nước được Bộ Tài chính giao nhiệm vụ để bảo quản;

đ) Tài sản là lâm sản quý hiếm không được sử dụng vào mục đích thương mại, trừ tài sản quy định tại điểm d khoản này, chuyển giao cho cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh (đối với tài sản do người có thẩm quyền thuộc cơ quan trung ương và cấp tỉnh quyết định tịch thu) hoặc cơ quan Kiểm lâm cấp huyện (đối với tài sản do người có thẩm quyền thuộc cơ quan cấp huyện, cấp xã quyết định tịch thu) nơi có tang vật, phương tiện để bảo quản.

3. Các cơ quan quản lý chuyên ngành quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm:

a) Tiếp nhận tài sản để bảo quản;

b) Thực hiện việc quản lý, bảo quản tài sản đúng chế độ quy định.

Trên đây là quy định về Bảo quản tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 29/2014/NĐ-CP .

Trân trọng!

Vi phạm hành chính
Hỏi đáp mới nhất về Vi phạm hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ tịch UBND cấp xã có được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp khi XPHC trong lĩnh vực đất đai hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai?
Hỏi đáp Pháp luật
Tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân được ủy quyền cho người khác ký biên bản vi phạm hành chính không?
Hỏi đáp Pháp luật
Pháp nhân vi phạm hành chính có được ủy quyền cho nhân viên của mình ký biên bản vi phạm hành chính không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ném đá vào nhà ở của người khác bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Gọi đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 để quấy rối, đe dọa, xúc phạm bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Vi phạm hành chính là gì? Ví dụ về vi phạm hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nước ngoài cư trú tại các khu vực cấm người nước ngoài cư trú bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách ghi Mẫu biên bản về việc không nhận biên bản vi phạm hành chính theo Thông tư 30?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vi phạm hành chính
Thư Viện Pháp Luật
271 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào