Dấu hiệu cơ bản của tội phạm trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Dấu hiệu cơ bản của tội phạm trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.

  Các dấu hiệu của tội phạm này cũng tương tự như trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh quy định tại điều 95, chỉ khác nhau ở ý thức chủ quan của tội phạm đối với hậu quả và hậu quả thực tế đã xảy ra.
 
Bộ luật hình sự năm 1999 quy định rõ tỷ lệ thương tật là từ 31% trở lên thì người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn khoản 3 Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ quy định gây thương tích nặng. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe của nạn nhân có tỷ lệ thương tật 31% được coi là thương tích nặng. Trường hợp nạn nhân có tỷ lệ thương tật dưới 31% thì người thực hiện hành vi không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cơ sở để xác nhận nạn nhân bị thương tích hoặc bị tổn hại nặng đến sức khỏe là kết luận của Hội đồng giám đinh y khoa. Nếu ở nơi nào không có điều kiện tổ chức Hội đồng giám định y khoa thì có thể căn cứ vào Bảng tiêu chuẩn thương tật được ban hành kèm theo Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26-7-1995 của Bộ Y tế và Bộ lao động - Thương binh và Xã Hội để xác định tỷ lệ thương tật đối với người bị hại.
Người phạm tội chỉ có ý định gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe nạn nhân, chứ không mong muốn cho nạn nhân chết, nếu nạn nhân nằm ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội. Đây là vấn đề rất khó xác định, bởi lẽ trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh, con người không còn đủ bình tĩnh sáng suốt để lựa chọn một cách rành mạch có mong muốn hay không mong muốn cho nạn nhân chết. Thông thường, người phạm tội chỉ hành động với ý thức hậu quả muốn ra sao thì ra, miễn là cho hả giận.
Tuy vậy, thực tiễn xét xử vẫn có không ít trường hợp trong tình trạng tinh thần bị kích động mạnh, người phạm tội vẫn còn đủ minh mẫn để lựa chọn hành vi chỉ gây thương tích cho nạn nhân, nhưng chẳng may nạn nhân lại bị chết. Ví dụ: Đào Văn T nghi vợ mình ngoại tình với Nguyễn Trung Đ. Một lần, T bắt gặp vợ mình và Đ đang ôm hôn nhau, T liền dùng dao đâm nhiều nhát vào người Đ, vợ y thấy vậy ôm Đ đẩy ra thì bị trúng một nhát vào bụng. Thấy vậy, T vội đưa vợ vào bệnh viện cấp cứu, nhưng do bị ra nhiều máu nên vợ của T đã chết sau đó bảy ngày. Trong trường hợp này, T hoàn toàn không có ý định tước đoạt tính mạng của vợ, nhưng vì quá bực tức nên dùng dao đâm Đ, chẳng may lại trúng vào vợ mình.
Các dấu hiệu khác như: trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội đều tương tự như đối với người giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Hỏi đáp mới nhất về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Hỏi đáp Pháp luật
Tội cố ý gây thương tích theo quy định của Bộ luật Hình sự mới nhất bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Chồng đánh vợ dẫn đến sẩy thai bị truy cứu trách nhiệm hình sự đi tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh nhau gây thương tích trong tình trạng say rượu thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Dùng hung khí nguy hiểm gây thương tích dưới 11% có bị phạt tù không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố người có hành vi cố ý gây thương tích thì có phải đi tù nữa không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố nào cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác?
Hỏi đáp pháp luật
Hung khí nguy hiểm bao gồm những hung khí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh ghen thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp pháp luật
Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương ngón tay được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Thư Viện Pháp Luật
323 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào