Dấu hiệu cơ bản của tội phạm trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng đối với nhiều người

Dấu hiệu cơ bản của tội phạm trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng đối với nhiều người?

Phạm tội đối với nhiều người
  
Do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà gây thương tích cho từ hai người trở lên hoặc dẫn đến làm chết hai người trở lên, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 106 có khung hình phạt từ một năm đến ba năm tù, cũng là tội phạm ít nghiêm trọng.
 
Tất cả những người bị thương đều phải có tỷ lệ từ 31% trở lên thì người phạm tội mói bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 106. Nếu có nhiều người bị thương, nhưng chỉ có một người bị thương tật với tỷ lệ từ 31% trở lên thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 106. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy có những trường hợp chỉ có một người bị thương có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên và có nhiều người khác bị thương tật dưới 31% nhưng tổng tỷ lệ thương tật của những người này từ 31% trở lên, thậm chí có trường hợp trên 61%. Vậy có truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội theo khoản 2 Điều 106 hay không? Do tội phạm mới được tách từ khoản 4 Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985, nên các cơ quan pháp luật chưa có điều kiện tổng kết hướng dẫn. Nếu quy định phạm tội đối với nhiều người và mỗi người có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thuộc trường hợp phạm tội theo khoản 2 Điều 106, thì trường hợp phạm tội nêu trên cũng phải truy cứu người phạm tội theo khoản 2 Điều 106, vì có như vậy mới đảm bảo nguyên tắc công bằng.
Tuy nhiên, vẫn có những vấn đề bất hợp lý mà về lý luận cũng như thực tiễn xét xử cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện. Ví dụ: do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng gây thương tích dẫn đến chết một người thì thuộc trường hợp khoản 1 Điều 106, nhưng gây thương tích cho hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người là 31% thì lại bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 106 là không hợp lý, vì hai người bị thương với tổng tỷ lệ thương tật là 62% lại bị áp dụng hình phạt nặng hơn trường hợp dẫn đến chết một người. Vì vậy, có nên chăng chỉ quy định phạm tội đối với nhiều người và tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết nhiều người thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 106?
Đối với trường hợp có nhiều người bị chết, thì tất cả những người bị chết đó đều nằm ngoài ý muốn của người phạm tội và cái chết của họ là do bị thương mà dẫn đến chết người chứ người phạm tội không có ý định tước đoạt tính mạng của họ. Nếu có nhiều người bị chết do hành vi phòng vệ quá mức cần thiết, trong đó chỉ có một người là bị thương tích dẫn đến chết người còn những người khác không thuộc trường hợp này, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội: tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo khoản 1 Điều 106 và tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo Điều 96.
 
Về lý luận là thế, nhưng thực tiễn xét xử ít trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng tách bạch như vậy mà thường chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội theo Điều 96 về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Cả khoản 2 Điều 96 và khoản 2 Điều 106 Bộ luật hình sự đều là những cấu thành mới chưa được thực tiễn xét xử kiểm nghiệm nên không thể tránh khỏi những bất cập. Hy vọng rằng những bất cập này sẽ được tổng kết qua thực tiễn xét xử và sẽ được xem xét sửa đổi bổ sung cho phù hợp.

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Hỏi đáp mới nhất về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Hỏi đáp Pháp luật
Tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố người có hành vi cố ý gây thương tích thì có phải đi tù nữa không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố nào cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác?
Hỏi đáp pháp luật
Hung khí nguy hiểm bao gồm những hung khí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh ghen thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp pháp luật
Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương ngón tay được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh người gây thương tích dưới 11% có đi tù không? Căn cứ vào đâu để tiến hành khởi tố vụ án hình sự với hành vi đánh người gây thương tích dưới 11%?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội cố ý gây thương tích theo quy định của Bộ luật Hình sự mới nhất bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp pháp luật
Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục tố tụng tội cố ý gây thương tích
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Thư Viện Pháp Luật
370 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào