Trình tự, thủ tục và thẩm quyền phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện được quy định như thế nào?
Trình tự, thủ tục và thẩm quyền phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện được hướng dẫn tại Mục II Thông tư 05/2007/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định 15/2007/NĐ-CP về phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện do Bộ Nội vụ ban hành.
Theo đó, trình tự, thủ tục và thẩm quyền phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện như sau:
1. Lập hồ sơ:
Sở Nội vụ chủ trì lập hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh, Phòng Nội vụ – Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì lập hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp huyện; mỗi đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện lập 04 bộ hồ sơ phân loại, gồm:
1.1. Bản đồ sao lục của mỗi đơn vị hành chính trên khổ giấy A0 hoặc A1, A2; bản đồ sao lục thể hiện rõ địa giới hành chính, ghi tỷ lệ bản đồ, số liệu về diện tích tự nhiên, vị trí địa lý, ngày tháng năm sao lục và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ký tên, đóng dấu xác nhận vào bản đồ đó. Bản đồ sao lục một trong các loại sau:
a) Bản đồ trích lục trên cơ sở bản đồ 364 (được thực hiện theo Chỉ thị số 364-CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp).
b) Bản đồ mới điều chỉnh địa giới hành chính.
c) Bản đồ của đơn vị hành chính mới thành lập.
1.2. Vẽ số liệu dân số, diện tích:
a) Bản báo cáo số liệu dân số tự nhiên trên địa bàn do cơ quan thống kê cùng cấp xác nhận.
b) Bản báo cáo số liệu diện tích tự nhiên trên địa bàn do cơ quan quản lý Tài nguyên- Môi trường cùng cấp xác nhận.
1.3. Các yếu tố đặc thù, gồm:
a) Báo cáo số liệu về người dân tộc thiểu số do cơ quan quản lý dân tộc cùng cấp báo cáo.
b) Báo cáo số liệu về tài chính: thu, chi ngân sách nhà nước đối với cấp tỉnh; thu và kế hoạch giao ngân sách Nhà nước đối với cấp huyện do cơ quan quản lý tài chính cùng cấp báo cáo.
1.4. Bản thống kê tổng hợp các tiêu chí dân số, diện tích và các yếu tố đặc thù, địa phương tự chấm điểm; các tiêu chí về miền núi, vùng cao, biên giới, cửa khẩu, bản quyết toán hoặc bản Dự toán (nếu chưa quyết toán) thu ngân sách trên địa bàn và bản quyết toán hoặc bản Dự toán (nếu chưa quyết toán) chi ngân sách địa phương của cấp tỉnh; Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về giao chỉ tiêu kế hoạch thu ngân sách trên địa bàn của cấp huyện 3 năm gần nhất phải ghi rõ số văn bản, cơ quan ban hành (theo biểu mẫu số 01) có đóng dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
1.5. Đối với các đơn vị hành chính quy định tại Điều 5 của Nghị định, được công nhận là đơn vị hành chính loại đặc biệt, loại I thì không tính điểm phân loại, nhưng phải lập hồ sơ có đủ 3 tiêu chí là dân số, diện tích và yếu tố đặc thù để thẩm định và trình cấp có thẩm quyền quyết định công nhận phân loại đơn vị hành chính.
2. Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp:
2.1. Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ – Lao động Thương binh và Xã hội hoàn chỉnh hồ sơ và Tờ trình của Ủy ban nhân dân để báo cáo với Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành Nghị quyết thông qua.
2.2. Đối với hồ sơ của đơn vị hành chính quy định tại Điều 5, Nghị định 15/2007/NĐ-CP thì không phải thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành Nghị quyết, nhưng Ủy ban nhân dân phải báo cáo để Hội đồng nhân dân cùng cấp biết trước khi thẩm định và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định phân loại.
3. Thẩm định hồ sơ
3.1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định do Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài nguyên – Môi trường, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê tiến hành kiểm tra, xem xét về hồ sơ, trình tự, thủ tục và phương pháp tính điểm phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
3.2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định do Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thống kê tiến hành kiểm tra, xem xét hồ sơ, trình tự, thủ tục và phương pháp tính điểm phân loại đơn vị hành chính cấp huyện.
4. Trình và quyết định phân loại:
4.1. Sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện (trừ đơn vị hành chính quy định tại Điều 5, Nghị định 15/2007/NĐ-CP) và kết quả của Hội đồng thẩm định cấp tỉnh, Sở Nội vụ hoàn chỉnh hồ sơ và để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét, quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp huyện.
4.2. Sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (trừ đơn vị hành chính quy định tại Điều 5, Nghị định 15/2007/NĐ-CP) và kết quả của Hội đồng thẩm định, Bộ Nội vụ hoàn chỉnh hồ sơ và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
5. Quản lý hồ sơ phân loại:
5.1. Bộ Nội vụ quản lý và lưu trữ hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
5.2. Sở Nội vụ quản lý và lưu trữ hồ sơ phân loại đơn vị hành chính cấp huyện.
5.3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác thống kê, đánh giá và báo cáo kết quả phân loại đơn vị hành chính cấp huyện gửi về Bộ Nội vụ (theo biểu mẫu số 02); Bộ Nội vụ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh (theo biểu mẫu số 03).
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về trình tự, thủ tục và thẩm quyền phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, được quy định tại Thông tư 05/2007/TT-BNV. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?