Cách thức tính điểm phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện được quy định như thế nào?

Cách thức tính điểm phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi đang làm tại Ủy ban huyện. Vì lý do công việc bên tôi có tìm hiểu về phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện. Cho tôi hỏi: Cách thức tính điểm phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn! Tôi tên là Nguyễn Oanh Hương, SĐT: 016***.

Cách thức tính điểm phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện được hướng dẫn tại Mục I Thông tư 05/2007/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định 15/2007/NĐ-CP về phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện do Bộ Nội vụ ban hành, theo đó:

1. Dân số: Số liệu về dân số để tính điểm được quy định tại Khoản 1 – Điều 7 và khoản 1 – Điều 8 của Nghị định số 15/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện (sau đây gọi tắt là Nghị định số 15/2007/NĐ-CP), cách tính như sau:

1.1. Lấy số liệu dân số tự nhiên trên địa bàn đến hết ngày 31 tháng 12 của năm liền kề với năm phân loại. Số liệu dân số để tính điểm phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh do Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp; số liệu dân số để tính điểm phân loại đơn vị hành chính cấp huyện do Phòng Thống kê cấp huyện cung cấp, theo quy định của Luật Thống kê.

1.2. Đối với các trường hợp mới chia tách, sáp nhập, thành lập đơn vị hành chính sau ngày 31 tháng 12 của năm liền kề với năm phân loại, thì lấy số liệu dân số theo Nghị quyết của Quốc hội đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc Nghị định của Chính phủ về chia tách, sáp nhập, thành lập mới đơn vị hành chính cấp huyện.

2. Diện tích tự nhiên, quy định tại Khoản 2 – Điều 7, Khoản 2 – Điều 8 của Nghị định số 15/2007/NĐ-CP:

2.1. Diện tích tự nhiên của cấp tỉnh và cấp huyện thống nhất lấy số liệu theo Quyết định số 272/QĐ-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kết quả kiểm kê đất đai năm 2005 đối với cấp tỉnh và cấp huyện.

2.2. Trường hợp đơn vị hành chính các cấp mới được điều chỉnh địa giới hành chính hoặc mới thành lập sau ngày 31 tháng 12 năm 2005, thì số liệu diện tích tự nhiên là số liệu ghi trong Nghị quyết của Quốc hội đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc Nghị định của Chính phủ đã ban hành đối với đơn vị hành chính cấp huyện.

2.3. Trường hợp các đơn vị hành chính có tranh chấp về địa giới hành chính thì căn cứ vào hồ sơ địa giới thực hiện Chỉ thị số 364-CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp.

3. Các yếu tố đặc thù, quy định tại Khoản 3 Điều 7 và Khoản 3 Điều 8 của Nghị định 15/2007/NĐ-CP:

3.1. Về tỷ lệ % thu so với chi ngân sách nhà nước bình quân hàng năm trên địa bàn của đơn vị hành chính cấp tỉnh (tính bình quân trong 3 năm đến năm ngân sách gần nhất với thời điểm phân loại) để tính điểm:

a) Số liệu thu và chi ngân sách nhà nước bình quân hàng năm trên địa bàn của đơn vị hành chính cấp tỉnh do cơ quan tài chính cùng cấp báo cáo.

b) Đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh có tỷ lệ thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm trên địa bàn đạt trên 100% (thu nhiều hơn chi) theo quy định tại Điểm g, Khoản 3 – Điều 7 của Nghị định 15/2007/NĐ-CP thì cứ thu thêm 10% được tính thêm 01 điểm, tương ứng với thêm 01% được tính 0,1 điểm, điểm tối đa không quá 40 điểm.

c) Cách tính điểm theo công thức:

Tỷ lệ thu, chi ngân sách nhà nước bình quân hàng năm trên địa bàn

=

Tổng thu ngân sách trên địa bàn của 3 năm gần nhất

x

100%

Tổng chi ngân sách địa phương của 3 năm gần nhất

Ví dụ 1: Tỉnh B có tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn của 03 năm là: năm 2004 là 900 tỷ; năm 2005 là 1.100 tỷ; năm 2006 là 1500 tỷ. Có tổng chi ngân sách địa phương của 03 năm là: năm 2004 là 1.000 tỷ; năm 2005 là: 1.100 tỷ; năm 2006 là 1.200 tỷ, thì được tính điểm như sau:

900 + 1.100 + 1.500

x 100% = 106%

1.000 + 1.1000 + 1.200

- Điểm về tỷ lệ thu, chi ngân sách của tỉnh B là: 05 điểm + 0,6 điểm = 5,6 điểm.

3.2. Về tỷ lệ thu ngân sách nhà nước bình quân trên địa bàn so với kế hoạch dự toán ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao hàng năm (tính bình quân trong 03 ngân sách gần nhất) của cấp huyện để tính điểm:

a) Số liệu về thu ngân sách nhà nước bình quân hàng năm trên địa bàn so với kế hoạch được giao thu ngân sách nhà nước của đơn vị hành chính cấp huyện lấy theo số liệu do cơ quan tài chính cùng cấp báo cáo.

b) Đối với đơn vị hành chính cấp huyện có tỷ lệ thu ngân sách nhà nước hàng năm trên địa bàn đạt trên 100% so với kế hoạch được giao, quy định tại Điểm i, Khoản 3 – Điều 8 của Nghị định 15/2007/NĐ-CP thì cứ đạt thêm 05% được tính thêm 01 điểm, tương ứng với thêm 01% được tính 0,2 điểm, điểm tối đa không quá 20 điểm.

c) Cách tính điểm theo công thức:

Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước bình quân hàng năm trên địa bàn

=

Tổng thu ngân sách trên địa bàn của 3 năm gần nhất

x

100%

Tổng kế hoạch thu ngân sách của 3 năm gần nhất

Ví dụ 2: Huyện C có tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn của 03 năm là: năm 2004 là 90 tỷ; năm 2005 là 100 tỷ; năm 2006 là 150 tỷ; có kế hoạch thu ngân sách địa phương được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao của 03 năm là: năm 2004 là 90 tỷ; năm 2005 là 95 tỷ; năm 2006 là 115 tỷ, thì được tính điểm như sau:

90 + 100 + 150

x 100% = 113,3%

90 + 95 + 115

Điểm về tỷ lệ % thu ngân sách nhà nước bình quân hàng năm trên địa bàn so với kế hoạch được giao của huyện C là: 05 điểm + 2,66 điểm = 7,66 điểm.

3.3. Một số điểm cần lưu ý về số liệu thu, chi ngân sách:

a) Số liệu thu, chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh được tính theo số thu, chi ngân sách nhà nước thực hiện đến thời điểm 31/12 hàng năm và chỉ tính phần, chi cân đối ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

b) Trường hợp đơn vị hành chính cấp tỉnh và đơn vị hành chính cấp huyện mới chia tách, sáp nhập, thành lập đơn vị hành chính mới, mà không đủ số liệu về ngân sách nhà nước trên địa bàn thì được lấy số liệu ngân sách nhà nước của 01 năm liền kề với năm lập hồ sơ phân loại theo số liệu các đơn vị hành chính cùng cấp trước khi chia tách, sáp nhập cộng lại.

3.4. Các đặc thù khác:

a) Đơn vị hành chính là vùng cao thì chỉ được tính điểm vùng cao, không được cộng thêm điểm là miền núi. Việc xác định đơn vị hành chính các cấp là miền núi, vùng cao thực hiện theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc công nhận đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

b) Tỉnh thuộc khu vực biên giới quốc gia quy định tại Điểm d, Khoản 3 – Điều 7 của Nghị định 15/2007/NĐ-CP là tỉnh có ít nhất 01 đơn vị hành chính cấp huyện thuộc khu vực biên giới. Đơn vị hành chính cấp huyện thuộc khu vực biên giới quốc gia, hải đảo quy định tại Điểm d, Khoản 3 – Điều 8 của Nghị định 15/2007/NĐ-CP chỉ cần có 01 đơn vị hành chính chính cấp xã thuộc khu vực biên giới hoặc hải đảo thì được tính 20 điểm. Việc xác định đơn vị hành chính các cấp thuộc khu vực biên giới trên đất liền hoặc biên giới biển được quy định tại:

- Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ về quy chế khu vực biên giới biển.

- Thông tư số 179/2001/TT-BQP ngày 22 tháng 01 năm 2001 của Bộ Quốc phòng về các đơn vị hành chính thuộc khu vực biên giới đất liền.

- Đối với các trường hợp mới chia tách, sáp nhập, thành lập đơn vị hành chính mới sau thời gian của hai văn bản trên, thì việc xác định đơn vị hành chính các cấp thuộc khu vực biên giới trên đất liền hoặc biên giới biển phải căn cứ vào Nghị định của Chính phủ về chia tách, sáp nhập, thành lập mới đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã đó, nhưng phải thể hiện trên bản đồ địa giới hành chính là đơn vị hành chính cấp đó có đường biên giới trên đất liền tiếp giáp với nước khác hoặc có đường biên giới biển thì mới được tính điểm phân loại.

c) Đơn vị hành chính có cửa khẩu Quốc tế và cửa khẩu Quốc gia để tính điểm, quy định tại Điểm h, Khoản 3 – Điều 8 của Nghị định 15/2007/NĐ-CP, các xác định như sau:

- Cửa khẩu cảng biển là cửa khẩu Quốc tế, căn cứ vào quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải hoặc của Cục Hàng hải Việt nam thuộc Bộ Giao thông – Vận tải ban hành công bố cảng biển cho tàu thuyền nước ngoài và Việt nam ra vào hoạt động). Cảng nội địa không được tính là cửa khẩu Quốc gia, nên không được tính điểm để phân loại.

- Cửa khẩu cảng Hàng không thì căn cứ vào quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt nam; theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải hoặc của Cục Hàng không dân dụng Việt nam thuộc Bộ Giao thông – Vận tải ban hành công bố cảng hàng không Quốc tế và cảng hàng không Quốc gia. Cảng hàng không nội địa không được tính là cửa khẩu Quốc gia, nên không được tính điểm để phân loại.

- Cửa khẩu đường bộ thì căn cứ vào Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận cửa khẩu Quốc tế và cửa khẩu Chính (cửa khẩu Quốc gia). Cửa khẩu phụ không được tính là cửa khẩu Quốc gia, nên không được tính điểm để phân loại.

d) Việc xác định số liệu về người dân tộc ít người (thiểu số) bao gồm các dân tộc trừ dân tộc Kinh được quy định tại Điểm e, Khoản 3 – Điều 7 và Điểm k, Khoản 3 – Điều 8 của Nghị định 15/2007/NĐ-CP, lấy số liệu đến 31 tháng 12 của năm liền kề với năm lập hồ sơ phân loại, do cơ quan quản lý dân tộc ít người (thiểu số) cùng cấp báo cáo.

đ) Đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện có nhiều yếu tố đặc thù quy định tại Khoản 3 Điều 7 đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc tại Khoản 3 Điều 8 của Nghị định 15/2007/NĐ-CP đối với đơn vị hành chính cấp huyện, thì được cộng dồn điểm của các tiêu chí đặc thù đó để tính điểm phân loại (trừ đặc thù ở điểm a nêu trên).

3.5. Cách thức làm tròn tổng số điểm để phân loại đơn vị hành chính được tính là điểm nguyên, trường hợp có số thập phân, thì được quy tròn theo nguyên tắc làm tròn số (sau khi cộng tất cả các tiêu chí và yếu tố đặc thù); số lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn thành 01 điểm, nếu số nhỏ hơn 0,5 thì lấy điểm của phần nguyên.

Ví dụ 3: Huyện Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên), có điểm dân số là 179,58 điểm, có điểm diện tích tự nhiên là 66,41 điểm, có 6 xã miền núi được tính 6 điểm, huyện có 18 xã được tính 01 điểm, tỷ lệ thu ngân sách so với kế hoạch được giao là 12,72 điểm; tổng số điểm là: 265,71 điểm, được quy tròn số là 266 điểm.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về cách thức tính điểm phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện, được quy định tại Thông tư 05/2007/TT-BNV. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng! 

Đơn vị hành chính cấp tỉnh
Hỏi đáp mới nhất về Đơn vị hành chính cấp tỉnh
Hỏi đáp pháp luật
Thành phố trực thuộc tỉnh là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Tỉnh là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Nguồn nước liên tỉnh là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Nguồn nước nội tỉnh là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Lưu vực sông nội tỉnh là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Lưu vực sông liên tỉnh là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp tỉnh là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Thanh tra quốc phòng cấp tỉnh là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ của tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ cấp tỉnh là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Quyền hạn của Chánh Thanh tra quốc phòng cấp tỉnh là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đơn vị hành chính cấp tỉnh
Thư Viện Pháp Luật
283 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đơn vị hành chính cấp tỉnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào