Chăn nuôi gây ô nhiễm bị xử lý thế nào?
Như bạn đã trình bày thì đây là hộ kinh doanh chăn nuôi bò nên theo quy định tại Khoản 3 Điều 69 Luật bảo vệ môi trường 2014:
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y phải thực hiện quy định về bảo vệ môi trường tại khoản 1 và khoản 2 Điều 78 của Luật này.
2. Phân bón, sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi đã hết hạn sử dụng; dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng phải được xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
3. Khu chăn nuôi tập trung phải có phương án bảo vệ môi trường và đáp ứng yêu cầu sau:
a) Bảo đảm vệ sinh môi trường đối với khu dân cư;
b) Thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải
c) Chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh;
d) Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.
Như vậy , các hộ kinh doanh chăn nuôi bò này phải thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, đặc biệt vì là hộ kinh doanh chăn nuôi bò nên việc xử lý chất thải lại rất cần thiết. Nếu họ không đảm bảo những yêu cầu trên mà gây ô nhiễm môi trường thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước. Cụ thể:
Nếu hành vi vi phạm của hộ gia đình kinh doanh chăn nuôi này chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì hành vi gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, cụ thể:
Các hộ gia đình này có thể bị xử phạt hành chính về hành vi gây ô nhiễm môi trường thì hoặc bị phạt cảnh cáo nếu trong trường hợp vi phạm lần đầu và không hành vi vi pháp pháp luật gây ô nhiễm môi trường không nghiêm trọng hoặc là sẽ bị xử phạt không quá 1.000.000.000 đồng.
Bên cạnh hình thức xử phạt chính thì hộ gia đình này cũng có thể sẽ bị áp dụng một số biện pháp khắc phục hâu quả sau theo quy định tại điểm a, c và l của Khoản 3 Điều 4 Nghị định 179/2013/NĐ-CP:
Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật, thu hồi nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;
c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học;
l) Buộc xây lắp công trình xử lý môi trường theo quy định; buộc vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường theo quy định;".
Vậy, để nhằm khắc phục những hành vi gây ô nhiễm môi trường đã gây ra thì buộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phải yêu cầu hộ gia đình kinh doanh chăn nuôi thực hiện một trong những biện pháp khắc phục hậu quả trên.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý hộ gia đình chăn nuôi gây ô nhiễm. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 179/2013/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?