Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Cơ yếu là gì?
Theo quy định hiện hành tại Nghị định 33/2014/NĐ-CP thì nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Cơ yếu được quy định như sau:
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Trưởng ban; lãnh đạo, chỉ huy Thanh tra Cơ yếu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 20 Nghị định này và các quy định của ngành Cơ yếu, pháp luật về thanh tra, cơ yếu và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về quyết định của mình.
3. Quyết định hoặc kiến nghị Trưởng ban tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tra của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Trưởng ban.
4. Kiến nghị với Trưởng ban những vấn đề liên quan đến công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng.
5. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra.
6. Kiến nghị với Trưởng ban xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Trưởng ban có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, đơn vị xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, đơn vị có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.
7. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
8. Báo cáo Trưởng ban, Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình.
9. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ban Cơ yếu Chính phủ trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.
10. Trưng tập người làm công tác cơ yếu của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Cơ yếu được quy định tại Điều 21 Nghị định 33/2014/NĐ-CP tổ chức hoạt động của Thanh tra quốc phòng
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?
- Chuyển đổi hình thức pháp lý ngân hàng con ở nước ngoài như thế nào?
- Xét tuyển sớm là gì? Dự kiến không xét tuyển sớm quá 20% chỉ tiêu từng ngành 2025?
- Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới ngoài khu vực đông dân cư là bao nhiêu?