Làm sao để đòi lại đất cho ở nhờ?
Theo dữ liệu bạn đưa ra chúng tôi có thể hiểu rằng bà A đã mượn nhà trên đất đã chuyển nhượng cho bạn để ở nhờ. Và việc mượn nhà này đã được lập vi bằng, theo quy định của Khoản 2 Điều 2 Nghị định 61/2009/NĐ-CP thì: Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
Mà theo quy định của Điều 122 Luật Nhà ở 2014 thì hợp đồng cho thuê nhà không bắt buộc phải đi công chứng hay chứng thực.
Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở
1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.
2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.
3. Văn bản thừa kế nhà ở được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.
4. Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.
Do đó, vi bằng mà bạn với bà A đã lập thể hiện việc bà A mượn nhà là vẫn có giá trị pháp luật.
Điều 514 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
Bên mượn tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn như tài sản của chính mình, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa;
2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn;
3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được;
4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản mượn."
Theo dữ liệu bạn đưa ra thì thỏa thuận mượn của bạn với bà A sắp hết hạn, và giữa bạn với bà A không có bất kỳ sự thỏa thuận nào khác về gia hạn do vậy đối chiếu theo đúng quy định pháp luật thì bà A phải trả lại tài sản này cho bạn. Việc bà A cố tình không trả lại khi đã hết thời hạn mượn thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết cho bạn theo quy định của Điều 255 Bộ luật Dân sự năm 2005, cụ thể:
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về đòi lại đất cho ở nhờ. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Nhà ở 2014 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?