Quyền chi phối của một doanh nghiệp đối với một doanh nghiệp khác là gì?
"Quyền chi phối” của một doanh nghiệp đối với một doanh nghiệp khác được định nghĩa tại khoản 5 Điều 13 Nghị định 69/2014/NĐ-CP về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước như sau:
“Quyền chi phối” của một doanh nghiệp đối với một doanh nghiệp khác bao gồm ít nhất một trong các quyền sau đây:
- Quyền sở hữu duy nhất của doanh nghiệp;
- Quyền của cổ đông, thành viên góp vốn chi phối của doanh nghiệp;
- Quyền trực tiếp hay gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp;
- Quyền trực tiếp hay gián tiếp quyết định việc phê duyệt, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của doanh nghiệp;
- Quyền trực tiếp hay gián tiếp quyết định chiến lược, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp;
- Các trường hợp chi phối khác theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp chi phối và doanh nghiệp bị chi phối và được ghi vào Điều lệ của doanh nghiệp bị chi phối.
Trên đây là quy định về Quyền chi phối của một doanh nghiệp đối với một doanh nghiệp khác. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 69/2014/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?