Quy định về biệt phái viên chức theo pháp luật hiện hành

Tôi là giáo viên mầm non hiện đã công tác được 20 năm giảng dạy. Từ năm 1996 đến năm 2015 tôi là giáo viên giảng dạy ở vùng có điều kiện khó khăn ở xóm Liên Sơn, xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Đến năm 2006, xóm tôi được công nhận là xóm thuộc diện 135 theo quy định chính phủ. Tôi vẫn tiếp tục công tác tại xóm Liện Sơn cho đến năm 2015 thì có quyết định của hiệu trưởng trường mầm non Phúc Lộc (thuộc xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) chuyển tôi đến trường này. Tôi có hộ khẩu thường trú tại xóm Liên Sơn, xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc, tĩnh Hà Tĩnh.Cho nên tôi muốn tiếp tục ở lại trường cũ công tác để thuận lợi phù hợp với hoàn cảnh. Vậy cho tôi hỏi, trường hợp của tôi thì có được tiếp tục ở lại công tác ở vùng có điều kiện khó khăn như tôi tôi đã trình bày ở trên không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Theo quy định tại Điều 36 Luật viên chức 2010 quy định:

1. Biệt phái viên chức là việc viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập này được cử đi làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ trong một thời hạn nhất định. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức.

2. Thời hạn cử biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.

3. Viên chức được cử biệt phái phải chịu sự phân công công tác và quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến.

4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.

5. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.

7. Không thực hiện biệt phái viên chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Như vậy, việc bạn bị chuyển từ trường mầm non cũ tại xóm Liên Sơn, xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh sang trường mầm non Phúc Lộc thuộc xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh thuộc trường hợp biệt phái viên chức theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật viên chức 2010. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lí đơn vị sự nghiệp công lập sẽ có thẩm quyền ra quyết định biệt phái đối với viên chức.Do đó trong trường hợp này hiệu trưởng tiến hành biệt phái với bạn sang công tác tại trường mầm non Phúc Lộc là hoàn toàn đúng thẩm quyền. Đồng thời, viên chức được biệt phái phải chịu sự phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến nên trong trường hợp này bạn phải chấp nhận sự phân công công tác đến giảng dạy tại trường mầm non Phúc lộc của hiệu trưởng.Thời hạn biệt phái không quá 03 năm, ngoại trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định. Khi hết thời hạn biệt phái bạn sẽ được trở về trường mầm non cũ để công tác theo quy định tại Điều 36 Luật viên chức 2010.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về biệt phái viên chức theo pháp luật hiện hành. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật viên chức 2010 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Biệt phái viên chức
Hỏi đáp mới nhất về Biệt phái viên chức
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền biệt phái viên chức? Trình tự, thủ tục biệt phái viên chức như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức được cử biệt phái thì chịu sự quản lý của cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Biệt phái viên chức là gì? Quy định mới nhất về biệt phái viên chức năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức biệt phái có được trả thu nhập tăng thêm?
Hỏi đáp pháp luật
Viên chức tại tỉnh Lâm Đồng khi bị biệt phái sẽ được hỗ trợ thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Viên chức bị kỷ luật ảnh hưởng gì đến việc biệt phái, bồi dưỡng, bổ nhiệm?
Hỏi đáp pháp luật
Cơ quan viên chức đến biệt phái có được họp xử lý kỷ luật không?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về biệt phái viên chức theo pháp luật hiện hành
Hỏi đáp pháp luật
Biệt phái viên chức được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thanh tra hoạt động biệt phái viên chức gồm những nội dung nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Biệt phái viên chức
Thư Viện Pháp Luật
454 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Biệt phái viên chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biệt phái viên chức

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào