Hành vi phá hoại đê điều bị xử lý thế nào?

Hành vi phá hoại đê điều bị xử lý thế nào? Xã tôi có tuyến đê bao ngăn lũ, triều cường hằng năm. Trong khu vực đê bao ngăn lũ đó có khoảng 50 hộ dân sinh sống chủ yếu làm vườn và nuôi cá. Đến giữa năm 2016, Ông Giang là 1 trong 50 hộ dân sinh sống trên phần đất đó tự ý tiến hành đào đê bao, mặc cho các hộ dân khác đã ngăn cản và nói nếu Giang đào đất đê bao xuống thì Lũ về sẽ gây ngập lụt ảnh hưởng đến các hộ dân trên cùng phần đất. Vào khoảng tháng 10 do ảnh hưởng của Triều Cường nước sông dân lên nhanh, đoạn đê mà Giang đào bị sạc lỡ. Toàn bộ 11 hétta vườn và khoảng 20 tấn cá của 49 hộ dân còn lại lũ làm ngập úng, Cá chuẩn bị xuất bán thì đi hết. Thiệt hại tài sản của 49 hộ dân trên khoảng 200 triệu đồng. Vậy cho tôi hỏi Ông Giang có Phạm tội hủy hoại tài sản không, hay buộc vào tội gì? Hình thức xử lý như thế nào? Mức phạt ra sao? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Theo Điều 5 Luật Đê điều 2006: Bảo vệ đê điều là trách nhiệm của toàn dân, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Trách nhiệm bảo vệ đê điều: Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi hoặc các tác động tự nhiên gây tổn hại hoặc đe dọa đến an toàn của đê điều thì phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước quản lý đê điều trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn và có biện pháp xử lý.

Vì việc bảo vệ đê điều là trách nhiệm của toàn dân, khi phát hiện hành vi phá hoại đê điều bạn phải báo ngay cho Uỷ ban nhân dân xã hoặc cơ quan nhà nước quản lý đê điều của vùng bạn để kịp thời ngăn chặn và có biện pháp xử lý. Ở đây, tội danh của ông Giang đã phạm phải thuộc khoản 1 Điều 7 Luật Đê điều 2006: Các hành vi bị nghiêm cấm có phá hoại đê điều.

Người nào vi phạm pháp luật về đê điều thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Sau khi cơ quan chức năng tiếp nhận thông báo của bạn, qua quá trình điều tra cụ thể, tuỳ theo mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà cơ quan chức năng sẽ đưa ra hình phạt xử lý thích hợp đối với hành vi của ông Giang. Bạn cũng có thể tham khảo một số mức phạt hành chính trong lĩnh vực đê điều qua Nghị định 139/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về đê điều.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý hành vi phá hoạt đê điều. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Đê điều 2006 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
182 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào