So sánh hàng hóa với nhau có vi phạm pháp luật về quảng cáo không?

Chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Tố Tiết, có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập tư vấn. Tôi làm video clip dùng giấy quỳ tím để kiểm tra độ PH của các loại sữa rữa mặt và so sánh kết quả rồi sau đó up lên Youtube thì có vi phạm luật quảng cáo không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Theo Luật Quảng cáo 2012 thì: Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

Căn cứ Khoản 10 Điều 8 Luật quảng cáo 2012 thì hành vi: Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác bị cấm.

Trong trường hợp của bạn, nếu bạn dùng quỳ tím để đo độ PH giữa các loại sữa rửa mặt với nhau mà trong đó không có sản phẩm hàng hóa của mình thì đó không phải là hành vi so sánh trực tiếp chất lượng hàng hóa nên không phải là hành vi bị cấm trong quảng cáo. 

Như vậy, nếu bạn có hành vi so sánh các sản phẩm của các đơn vị khác nhau nêu trên được coi là không vi phạm quy định về quảng cáo. Nhưng nếu kết quả đó hình thành từ việc so sánh sản phẩm của bạn với các tổ chức khác thì so sánh đó vi phạm quy định về quảng cáo. Và đây còn là hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Điều 45 Luật cạnh tranh 2004:

Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây:

1. So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;

2. Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;

3. Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây:

a) Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công;

b) Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;

c) Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.

4. Các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về ứng xử trước hành vi so sánh hàng hóa với nhau. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Quảng cáo 2012 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Hành vi cấm trong quảng cáo
Hỏi đáp mới nhất về Hành vi cấm trong quảng cáo
Hỏi đáp pháp luật
Những điều cấm trong hoạt động quảng cáo
Hỏi đáp pháp luật
Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Hỏi đáp pháp luật
Quảng cáo bị cấm theo pháp luật hiện hành
Hỏi đáp pháp luật
So sánh hàng hóa với nhau có vi phạm pháp luật về quảng cáo không?
Hỏi đáp pháp luật
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo?
Hỏi đáp pháp luật
Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Hỏi đáp pháp luật
Các hoạt động quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
Hỏi đáp Pháp luật
Quảng cáo sản phẩm mình là tốt nhất trên thị trường có phải là hành vi cấm trong quảng cáo không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hành vi cấm trong quảng cáo
Thư Viện Pháp Luật
466 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hành vi cấm trong quảng cáo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hành vi cấm trong quảng cáo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào