Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Việc cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hải Nam, tôi đang có nhu cầu tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực cạnh tranh và quản lý cạnh tranh. Tôi đang có thắc mắc cần Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Cho tôi hỏi, việc cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Hải Nam (hainam*****@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 45 Luật cạnh tranh 2004 thì việc cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh được quy định cụ thể như sau:

Cấm doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quảng cáo sau đây:

- So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;

- Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng;

- Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung sau đây:

+ Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công;

+ Cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành;

+ Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.

- Các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm.

Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 71/2014/NĐ-CP thì các doanh nghiệp thực hiện hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh thì bị phạt như sau:

- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sau đây:

+ So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác;

+ Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng.

- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về một trong các nội dung: Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công; cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành; các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác.

- Ngoài việc bị phạt tiền quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 33 Nghị định 71/2014/NĐ-CP, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục Hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 28 của Nghị định 71/2014/NĐ-CP.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật cạnh tranh 2004.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào