Một số quy định về nguyên tắc tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức
Theo quy định hiện hành tại Nghị định 105/2012/NĐ-CP thì một số quy định khác về nguyên tắc tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức được quy định như sau:
1. Lễ viếng tổ chức tại nhà tang lễ, Lễ đưa tang và Lễ an táng thực hiện cùng trong một ngày (trừ Lễ Quốc tang).
2. Trường hợp tổ chức Lễ viếng tại gia đình thì tùy theo phong tục địa phương và gia đình, thi hài người từ trần phải được khâm liệm vào linh cữu và bảo đảm vệ sinh, nhất là đối với người có bệnh lây nhiễm. Linh cữu được để không quá 48 (bốn mươi tám) giờ, kể từ khi khâm liệm đến khi tổ chức Lễ an táng.
3. Linh cữu người từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài.
4. Không rắc vàng mã và các loại tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành và ngoại tệ trong quá trình đưa tang từ nhà tang lễ hoặc gia đình đến nơi an táng; không đốt đồ mã tại nơi an táng.
5. Chỉ các thành viên Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang đeo băng tang đen (có chiều rộng 07 cm) trên cánh tay trái.
Một số quy định về nguyên tắc tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại Điều 4 Nghị định 105/2012/NĐ-CP về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 ngắn gọn nhất năm 2025 hay, ý nghĩa?
- Thư UPU đại dương lần thứ 54 năm 2025 cho học sinh lớp 7 hay nhất?
- Dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang có bao nhiêu đại biểu chính thức?
- Bác Hồ đã về thăm tỉnh Bắc Giang bao nhiêu lần kể từ khi Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời?
- Chủ tịch Hội Nông dân xã có được hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 không?