Thẩm quyền xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động
Những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động bao gồm:
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Thanh tra viên lao động đang thi hành công vụ;
– Chánh Thanh tra lao động cấp Sở;
– Chánh thanh tra lao động cấp Bộ.
Ngoài ra, những người có thẩm quyền thanh tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, khi tiến hành thanh tra cũng có quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động như thẩm quyền xử phạt của thanh tra lao động cấp tương đương.
Trường hợp hành vi vi phạm hành chính về pháp luật lao động thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều người thì việc xử phạt do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.
Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính vắng mặt thì cấp phó của người có thẩm quyền nếu được ủy quyền xử lý vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?